Tôi đã ấp ủ bài viết này khá lâu trên ipad, và cố gắng cô đọng để nó không dài quá, nhưng cũng ráng tìm thêm thông tin để nó không trống trải quá. Tôi hứa với bạn rằng bài viết này khách quan, đáng để bạn đọc và thủ đắc cho mình thêm một cái nhìn của một người trẻ về Ngô Tổng thống. Đây là phiên bản bỏ túi để các bạn trẻ tiện đọc. Bản chi tiết có lẽ không thích hợp đăng lên vì quá dài. Bài này có 16 mục số, có lẽ đăng làm 3 kỳ. Ai rảnh đón đọc. Quan trọng nhất là kỳ 1. (Sau này, nếu lượng tư liệu và thời gian cho phép, tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về con người ấy, bạn nhớ đón đọc!)
1) Xuất thân, thành phần gia đình, thời niên thiếu
Ngô Đình Diệm sinh năm 1901, sau Nguyễn Sinh Coong mười năm, trong một gia đình Công giáo lâu đời và có truyền thống Nho học tại Quảng Bình, đồng hương với Võ Nguyên Giáp. Thân phụ là cụ Ngô Đình Khả, một quan lớn trong triều Nguyễn, là người cùng thời và là thông gia với cụ Nguyễn Hữu Bài, hai ông đều từng là Thượng thư, tương đương bộ trưởng bây giờ, và cùng làm cố vấn cho vua Thành Thái.
Ngô Đình Diệm là con thứ ba, hai người anh tên Khôi (rể cụ Bài) và Thục (sau này làm đi tu làm tới chức giám mục), ba em trai lần lượt là Nhu (sau làm cố vấn), Cẩn (làm người nhàn rỗi ăn trầu đi guốc tại Huế), Luyện và hai em gái là Thị Giáo và Thị Hiệp. Các anh em đều lót chữ Đình sau họ Ngô.
Năm Ngô Đình Diệm lên bảy, vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, cụ Khả cùng nhiều quan lại không tùng phục với Pháp bảo hộ nên từ quan về làm ruộng. Các anh em họ Ngô vẫn được đi học, ngoài giờ học thì đi chăn trâu cắt cỏ, phụ giúp cha mẹ việc nhà và việc ruộng nương.
Năm mười lăm tuổi, cùng với anh là Thục vào tu tại tiểu chủng viện Phủ Cam. Tuy nhiên, anh Thục thì tu được, còn chú Diệm thì chịu không nổi nên xuất tu, đời tu vỏn vẹn mấy tháng. Sau đó xin qua học trường Quốc học Huế ba năm. Trong thời gian này được cụ Nguyễn Hữu Bài đào tạo và truyền các tư tưởng trị quốc Nho giáo. Đến năm mười tám tuổi thì tốt nghiệp Quốc học Huế.
Tốt nghiệp ở Huế, ra Hà Nội học trường Hậu Bổ thêm hai năm nữa, tương tự học học viện hành-chính-công bây giờ.
2) Con đường lập thân
Ngô Đình Diệm tốt nghiệp ở Hà Nội năm hai mươi mốt tuổi, tức là vào năm 1921. Sau khi tốt nghiệp, được triều đình Huế bổ nhiệm làm tri huyện Hương Trà. Làm việc mẫn cán liêm khiết, nên sau hai năm được đổi về làm tri huyện Hương Thuỷ, là huyện gần kinh đô Huế.
Đến năm 1926, tài coi sóc dân chúng phi thường, huyện dân ca ngợi ân đức, nên được triều đình thăng làm tri phủ Hải Lăng, tương đương chủ tịch tỉnh Quảng Trị bây giờ, khi mới hai mươi bảy tuổi.
Tiếp tục trổ tài an bang định quốc, phát triển phủ huyện sầm uất, kinh thương tấp nập, dân trong phủ ấm no. Điều hành các tri huyện răm rắp, diệt trừ tham quan ô lại, răn đe cường hào ác bá. Cả phủ đều sợ oai, lại tưởng nhớ công lao. Tính cương trực hiếm có, làm cho thuộc cấp lẫn đồng liêu đều nể vì. Làm tri phủ ba năm thì được thăng cấp nữa.
Năm ba mươi mốt tuổi, được thăng lên chức Quản đạo Ninh Thuận, đại khái như chức trưởng ban chỉ đạo Nam Trung Bộ bây giờ. Càng ngày càng thể hiện bản lĩnh xuất chúng, nên được “cơ cấu về trung ương”, tức là được sắp xếp để cho về làm việc trong triều.
Năm 1933, được triều đình tấn phong chức Thượng thư bộ Lại, chuyên coi việc hành chính và nhân sự quan lại (đúng ngành học luôn hén ^^), tương đương vị trí của ông Nguyễn Bá Thanh khi được điều về Hà Nội.
3) Từ Thượng thư triều Nguyễn đến Thủ tướng Quốc gia Việt Nam
a. Thượng Thư bộ Lại
Khi về trung ương, là một thượng thư trẻ tuổi nhất giữa các công khanh già khọm, lại được học hành theo lối mới của Tây phương và cả lối cũ của Nho học, nên đem lại luồng gió mới đầy hứng khởi cho bộ máy cai trị già cỗi. (Mặc dù là một quan lớn, tài hoa lại đẹp trai, nhưng không hề lấy vợ. Có thể thôi, ông Diệm là người vô tính - …)
Đề xuất cải cách đất nước tận căn, bắt đầu từ việc cải cách các kỳ thi cử rườm rà, bãi bỏ thủ tục quỳ lạy ở cửa quan. Đề xuất triều đình tài trợ quan lại có tài đi du học, tinh giản bớt các chức tước không cần thiết, tiết kiệm ngân khố quốc gia. Sâu xa hơn, là cải cách để tước bỏ dần ảnh hưởng của Pháp lên triều đình, đi đến độc lập tự chủ. Gặp rất nhiều chống đối từ phe thủ cựu của Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh, nhưng cũng không ít sự tán thành.
Triều đình chấp nhận cải cách trong âm thầm để tránh đối đầu trực diện với Pháp, thượng thư Diệm được chọn làm người đứng mũi chịu sào cho phong trào cải cách táo bạo này.
Chương trình của thượng thư Diệm với Pháp như sau:
Lật lại Hoà ước Giáp Thân 1884 để đòi Pháp phải sáp nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ làm một như đúng trong điều khoản
Từ đó buộc Pháp xoá bỏ hai chức Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, chỉ đặt một viên đại diện cho Pháp tại Huế, đại khái như chỉ cho mở một đại sứ quán, không có quyền can thiệp nội bộ vào An Nam
Vận động hành lang để Viện Dân Biểu Trung Kỳ tham gia chính trị, có ghế trong Hạ Nghị viện Pháp như ở Nam Kỳ
Liên hệ chính phủ Nhật để tạo sức ép với Pháp thực thi các điều trên
Chương trình này bị Phạm Quỳnh phát giác, sợ hãi Pháp sẽ thanh trừng hoặc tàn sát triều đình, nên đã dùng cách này cách khác mà phá hoại. Kể cả việc hợp tác với Khâm sứ Trung Kỳ là Eugene Chatel để tước đoạt quyền lực của thượng thư Diệm và các quan lại muốn tự chủ. Do sợ chuyện đã đổ bể, Pháp đã hay biết, triều đình quay ngoắt lại với chương trình cải cách và lạnh nhạt với thượng thư Ngô Đình Diệm.
Bình: xin đừng ai kết án Phạm Quỳnh bán nước, ông ta có tội là thủ cựu và nhút nhát mà thôi, ít ra ông không bán đứng Ngô Đình Diệm, giống như kẻ bí ẩn đã bán đứng các ông Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… cho Pháp. Kẻ bí ẩn đó là ai, khi nào tui viết về Phan Bội Châu các bạn sẽ biết.
Chán nản, ông từ quan tháng bảy cùng năm, về quê cày ruộng mấy tháng, vận động được một số tiền bạc gởi cho hoàng thân Cường Để, ủng hộ các ông này và phong trào Đông Du. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm hoạt động độc lập với phong trào của Cường Để.
b. Hoạt động tự do
Cuối năm 1933, chí sĩ Ngô Đình Diệm ba mươi ba tuổi, bỏ lối sống ẩn cư vào Nam Kỳ, cụ thể là Sài Gòn, cùng với các chí sĩ khác tổ chức các buổi thuyết trình về quyền tự chủ và độc lập dân tộc cho giới trí thức Sài Gòn cùng tham dự và phản biện. Có nhiều buổi thuyết trình có đến hàng ngàn người dự khán và đặt câu hỏi. Nhờ ông và các bạn chung chí hướng, phong trào đòi tự chủ và bài xích Pháp lên cao mãnh liệt, rất nhiều trí thức Pháp, linh mục Pháp và các nước khác, cảnh sát, phóng viên, phú hộ, quân nhân bổn xứ, hội đồng, thương nhân… ủng hộ phong trào. Thừa thắng, ông Ngô Đình Diệm và các bạn vận động sang Pháp, để các chính khách Pháp cùng ký thỉnh nguyện thư đòi Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier phải từ chức.
Tuy nhiên, quyền lực của một Toàn quyền coi sóc ba nước thuộc địa đâu phải nhỏ, phong trào bị đàn áp, chí sĩ Diệm và các bạn cùng nhiều linh mục và trí thức bị tù đày hoặc sách nhiễu. Tuy nhiên, với sức ép của của các chính khách Pháp, Pasquier phải thả Ngô Đình Diệm ra và đem về giam lỏng tại Quảng Bình.
Ông Ngô Đình Diệm bị quản thúc một năm thì Pasquier ngỏm củ tỏi không rõ nguyên nhân. Toàn quyền mới là Robin có thiện cảm với nhóm Ngô Đình Diệm, huỷ quyết định của Pasquier và trả tự do có điều kiện cho chí sĩ Diệm. Buộc ông không được hoạt động kháng Pháp tại ba kỳ nữa. Ông Ngô Đình Thục khi này là giám mục tiên khởi của giáo phận Vĩnh Long, bảo lãnh cho em mình về dạy học tại trường Thiên Hựu.
Ông Diệm dạy học và hoạt động âm thầm từ năm 1934 tới năm 1942. Trong thời kỳ này, tư tưởng và đường hướng trị nước của ông hình thành rõ nét. Ông liên hệ các chí sĩ kháng Pháp, ủng hộ phong trào Đông Du và hoàng thân Cường Để, giữ liên lạc với các bạn cùng chí hướng.
c. Đại Việt Phục Hưng Hội
Cho tới thời điểm này, đường lối của chí sĩ Diệm vẫn là bất bạo động và phi vũ trang. Trái ngược hoàn toàn với đường hướng bạo lực cách mạng của ông Hồ Chí Minh, vốn về nước năm 1941 để lập chiến khu kháng Pháp tại Bắc Kỳ.
Chí sĩ Ngô Đình Diệm thấy thời cơ đã tới, nên cùng với các bạn cũ lập ra Đại Việt Phục Hưng Hội, phạm vi hoạt động ở Trung Kỳ, đường lối vẫn là chính trị bất bạo động. Chủ yếu là biểu tình, bãi khoá, bãi thị, bãi công, thuyết trình. Ngoài ra còn ủng hộ hoàng thân Cường Để, vốn là cháu trực hệ 5 đời của vua Gia Long - cháu trai hoàng tử Cảnh - vì Cảnh mất sớm chứ đúng ra chính ông mới là người thừa kế Gia Long.
Đại Việt Phục Hưng Hội chủ trương dân tộc chủ nghĩa, đề cao tinh thần nhân nghĩa của Khổng giáo, tinh thần Đại Việt và tính chính danh của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nếu thành công sẽ gầy dựng một nước quân chủ lập hiến, với hoàng thân Cường Để là vua. Hội cũng chủ trương thân Nhật vì vấn đề văn hiến và chủng tộc. Hội hoạt động tới 1944 thì bị Pháp đình chỉ.
d. Uỷ ban Kiến Quốc
Lính Pháp nhạn lệnh vây bắt chí sĩ Diệm tại tiểu chủng viện Phủ Cam - Huế, nhưng ông được lính Nhật cứu thoát và cho phi cơ đưa vào Sài Gòn.
Chí sĩ Ngô Đình Diệm tiếp tục lãnh đạo các bạn cũ và trí thức Sài Gòn trong Hội cũ thành lập Uỷ ban Kiến Quốc tại Nam Kỳ. Đường lối hoạt động và chủ trương của uỷ ban này giống y như Đại Việt Phục Hưng Hội, cả hai vốn chỉ là một tổ chức đổi tên.
Ông tiếp tục lãnh đạo uỷ ban vận động để hoàng thân Cường Để về nước lãnh đạo phong trào kháng Pháp và đăng cơ làm vua Đại Việt.
Do áp lực của phe Đồng Minh, phong trào Đông Du tại Nhật bị tan rã, hoàng thân Cường Để không còn uy tín với Nhật.
Nhật ủng hộ Bảo Đại và chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim, Uỷ ban Kiến Quốc rơi vào trạng thái không có chủ đạo và tan rã. Ngô Đình Diệm một lần nữa phải tự chất vấn mình về đường lối cứu nước, ông bắt đầu nghi ngờ chính trị Nho giáo.
Thời điểm này, Nam Kỳ hết sức nhiễu nhương với các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, các lực lượng quân phiệt, các cơ sở Việt cộng và những bang hội của Hoa kiều.
e. Với Việt Minh
Năm 1945, chí sĩ Diệm 46 tuổi, vẫn không lập gia đình. Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật hết vai trò ở Đông Dương, Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội, bị phe VM của ông Hồ cướp chính quyền. Những năm tiếp theo, các nhà hoạt động độc lập và bất bạo động, quan lại triều Nguyễn, các đảng phái… bị Việt Minh bắt bớ. Rất nhiều tên tuổi thời danh bị chết trong giai đoạn này, Ngô Đình Khôi và con là Huân bị Việt Minh thủ tiêu, ông Diệm bị bắt.
Lúc này, Mỹ ủng hộ cho phe Việt Minh của ông Hồ, tài trợ khí tài quân sự và tiền bạc. Ông Hồ ưu ái các trí thức như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Huỳnh Thúc Kháng… và mời vào chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Bảo Đại nhận lời làm quốc trưởng chính phủ VNDCCH. Ông Diệm được mời làm Thủ tướng nhưng từ chối. Tuy nhiên, để tránh việc bị sách nhiễu, ông nhận lời làm cố vấn cho quốc trưởng Bảo Đại.
f. Sống lưu vong một thời gian
VNDCCH tồn tại chẳng mấy tháng thì phải rút về rừng núi Tây Bắc để trốn Pháp. Thời gian này VNDCCH và ông Hồ vẫn nhờ Mỹ rất nhiều. Các bạn ngu học thì gọi đây là thời kỳ “Kháng chiến chín năm” - kháng chiến cái lồn!
Bảo Đại cũng phải lưu vong và ra sức điều đình để ký hoà ước với Pháp. Ông Diệm lúc này vẫn sùng bái Nho giáo và tin vào chế độ quân chủ, nhiều lần sang Hongkong thuyết phục Bảo Đại giữ tự chủ dân tộc, không phụ thuộc vào nước ngoài, tuy nhiên lời can gián của ông không được Bảo Đại xem trọng. Chán nản, ông từ chối luôn lời mời của Bảo Đại làm thủ tướng chính phủ mới do Pháp bảo hộ, ông đi thăm thú nơi này nơi kia khắp Việt Nam, lúc thì ở Huế, lúc ở Quảng Bình, khi về Đà Lạt, khi lại ở Vĩnh Long.
Sau đó, năm 1949, ông lập ra Đảng Xã Hội Công giáo (giống y như đảng đang cầm quyền ở Đức hiện nay), nhưng không thành công mấy.
Năm 1950, Việt Minh nhận thấy mối nguy từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa, nên mở chiến dịch ám sát và thanh trừng hàng loạt chí sĩ ái quốc phi cộng, trong đó có Ngô Đình Diệm. Lúc này, Việt Minh đã đi đêm với Tàu khựa, vốn vừa lập quốc hồi năm ngoái, theo chủ thuyết cộng sản.
Ông Diệm nhờ anh là giám mục Ngô Đình Thục giúp chạy sang Roma, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để, và nhờ người giới thiệu, ông gặp thống tướng Douglas MacArthur, là người đại diện Mỹ tái thiết Nhật Bản lúc này. Chí sĩ Ngô Đình Diệm trình bày về tình hình Việt Nam và bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ để Việt Nam độc lập tự chủ. Tuy nhiên, MacArthur không quan tâm lắm, bởi lúc này Mỹ đang đặt vào cửa Việt Minh để chống Pháp bằng vũ trang ở Đông Dương.
Tức khí, ông Diệm bay luôn sang Mỹ để hội kiến với tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower, cũng để trình bày về những ấp ủ của ông cho Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, những cố gắng của ông không có kết quả. Nguyên do đã nói ở trên, Mỹ đang đặt vào cửa VM.
Chí sĩ Ngô Đình Diệm lang thang ở Mỹ hai năm để vận động cho Việt Nam, gặp rất nhiều chính khách Mỹ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, kết thân với cả Thượng nghị sĩ John F.Kennedy (sau làm Tổng thống Mỹ), học nhiều khoá học về chính trị và quản trị cũng như kinh tế tại các đại học danh giá Hoa Kỳ. Từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu hoạt động chính trị theo đường hướng Tây phương, từ bỏ chủ nghĩa trung quân ái quốc của Nho giáo. Tất nhiên, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ông thì không hề lay chuyển. Và cũng từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu thừa nhận con đường chính trị bất bạo động và phi vũ trang ở Việt Nam chỉ là chuyện viễn vông.
Ông sống tại Bỉ vài tháng và sau đó sang Pháp cư ngụ, tiếp tục hoạt động chính trị trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Lúc này, chí sĩ Diệm được năm mươi bốn tuổi.
Năm 1954, VM công khai theo chủ nghĩa cộng sản, bỏ Mỹ và bám đít Khựa. Trong năm này, Khựa viện trợ cho miền Bắc 320 ngàn quân và vô khối khí tài quân sự để đánh trận ĐBP. Tất nhiên, VM vẫn hoạt động trong rừng núi Tây Bắc là chủ yếu. Còn ngoài ánh sáng thì do quốc trưởng Bảo Đại kiểm soát, đương nhiên, trong sự bảo hộ của Pháp, chính thể của Bảo Đại gọi là “Quốc gia Việt Nam”. Trong thời điểm này, Bảo Đại gởi rất nhiều sứ giả sang mời Ngô Đình Diệm về nước tham gia chính quyền nhưng ông đều từ chối.
Bình: câu cửa miệng “Chính nghĩa Quốc gia” của binh sĩ VNCH bắt nguồn từ đây nha các em zombie đần độn, không phải chuyện chơi trên phim ảnh đâu nhé.
Ngày 4/6/1954, Pháp ký hoà ước với chính quyền Bảo Đại trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai tuần sau, đích thân Bảo Đại sang mời Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Chí sĩ họ Ngô ra điều kiện chính phủ của ông phải được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý, kết thúc mấy năm lưu vong của ông Ngô Đình Diệm.
g.Thủ tướng Quốc gia Việt Nam
Ngày 7/7/1954, ông Ngô Đình Diệm lập nội các mới tại Sài Gòn, chỉ có mười tám người, là các nhân sĩ trí thức của cả ba kỳ lúc đó.
bình: em zombie nào hỏi chính phủ VNDCCH khi này ở đâu thì anh chửi cho thúi đầu, ở hang Pắc Bó chớ ở đâu?
Quốc gia Việt Nam khi này theo chế độ quân chủ lập hiến, tài chính do ngân hàng Đông Dương - mà sau lưng vẫn là chính phủ Pháp - nắm hết, bộ máy chính quyền dân sự các cấp thì vẫn do các cán bộ người Pháp đảm nhận. Cảnh sát hả? Chính là đảng cướp Bình Xuyên do tướng cướp Bảy Viễn làm tổng chỉ huy. Quân đội, do trùm mật thám Pháp là Nguyễn Văn Hinh thống lãnh. Một nội các có mười mấy ông trí thức hom hem, chẳng có thực quyền, không có một cắc, không có một cận vệ, thì điều hành cả nước ra sao? Nếu là đám zombie tụi bây thì đứa nào có gan?
bình: trong tình hình như vậy mà ông Ngô Đình Diệm dám về “xưng hùng xưng bá” thì tính ra ổng có gan cóc tía hử. Tất nhiên, lúc này ông chỉ được chính khách các nước ủng hộ tinh thần là chính, còn Mỹ thì vẫn chưa đặt niềm tin vào ông đâu, động lực nào làm ông có gan như vậy? Thưa: là tinh thần dân tộc chủ nghĩa, tự lực tự cường mà ra thôi bọn zombie đầu đất ạ!
4. Tương quan với Hiệp định Geneve và tình hình trong nước
Ở trên, tao quên nói cho đám zombie biết, lúc này ngoài những vấn nạn kể trên, còn vấn nạn giáo phái cát cứ và thủ lĩnh quân phiệt nữa.
Tại Tây Ninh có lực lượng vũ trang Cao Đài, tại Vĩnh Long có lính Hoà Hảo của Năm Lửa, tại Long Xuyên xuống tới Cần Thơ có lính Hoà Hảo cực đoan của Ba Cụt Lê Quang Vinh, tại thánh địa Hoà Hảo có lính tử thủ của Nguyễn Giác Ngộ, tại núi Tượng có các chú vũ trang võ bùa theo môn phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Bổn sư Ngô Lợi, tại rừng Sác có đồ đảng Bình Xuyên, tại Bến Tre - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Tiền Giang - Long An cũng có lực lượng Cao Đài các chi phái trấn giữ. Ngoài ra, còn bọn Việt cộng ủng hộ VNDCCH trà trộn khắp nơi trong dân chúng. Đó là chưa kể, còn những đám cướp lẻ tẻ khắp xứ, chuyên gia cướp cạn cướp đường khắp nơi.
Tại Sài Gòn lúc này, các sòng bạc mọc như nấm, băng đảng bang hội chém giết nhau y như trom phim Bến Thượng Hải. Các em zombie cứ coi phim Bến Thượng Hải thế nào rồi nhân lên mười làn để thấy Sài Gòn lúc đó.
Các ông lớn trên thế giới ngồi với nhau, hiệp định Geneve ký kết, từ vĩ tuyến 17 ra bắc do VNDCCH điều hành và chịu sự dìu dắt của China, từ vĩ tuyến 17 trở vào do Quốc gia Việt Nam điều hành, hẹn tới 1956 tổng tuyển cử, nước VN đa đảng đa nguyên, tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do thương mại. Nhưng trong mơ thôi, thủ tướng Diệm hiểu VN hơn, ông chống đối Hiệp định này tới cùng.
Người Mỹ thua ván bài khi đặt cược vào VM, và bắt đầu chú ý tới nội các của Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên Pháp không đồng ý, vì những nỗ lực hất cẳng Pháp của ông Diệm.
Thủ tướng Diệm đóng cửa ngân hàng Đông Dương của Pháp và thay bằng Ngân hàng Quốc gia VN, hạn chế dần quyền hành của tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau tướng Hinh không tuân lệnh, phản kháng bằng lực lượng thiết giáp và bị thủ tướng Diệm tuyên bố là nổi loạn.
Pháp tổ chức cho tướng Hinh đảo chính, bao vây dinh tổng thống từ đầu tháng 8/1954 tới giữa tháng 9/1954, quân lính sẵn sàng nổ súng. Mười lăm bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Diệm vì sợ hãi và vì bị uy hiếp đã từ chức đồng loạt vào ngày 20/9/1954. Đây là sự phản bội khiến ông Diệm đau đớn nhất. Sau đó, chỉ còn một mình ông Ngô Đình Nhu phò tá ông mà thôi. Lúc này, Mỹ đánh giá rất cao tinh thần thép của ông Diệm và can thiệp để đảo chính không xảy ra, tướng Hinh phải lưu vong sang Pháp tháng 11 năm đó. Thủ tướng Diệm chấn chỉnh và thâu tóm quân đội.
Tới phiên Bảy Viễn quậy, đòi vào nội các, nếu không sẽ “tắm máu Sài Gòn”, nhưng Ngô thủ tướng từng bước tước vây cánh của Viễn, đóng cửa sòng bạc Đại Thế Giới của y và cô lập khiến Viễn phải rút về rừng Sác cố thủ.
Lúc này, Bảo Đại thấy việc Pháp và cảnh sát cùng quân đội đã về tay thủ tướng, sợ bị thủ tướng triệt hạ, nên tìm cách hối thúc Pháp và Mỹ thay thế ông Diệm. Pháp bây giờ cực ghét ông Diệm và đã gây áp lực để Mỹ phải triệt hạ nội các của ông Diệm và thay người khác. Chính phủ Mỹ của tổng thống Eisenhower đã có kế hoạch thay thủ tướng Diệm bằng một người khác trong mùa hè năm 1955.
Tuy nhiên, vì một số mối quan hệ cũ khi còn lưu vong mà thủ tướng Diệm biết được kế hoạch này của Pháp-Mỹ, ông đã hạ thủ trước một bước, lệnh cho quân đội tấn công Bảy Viễn, tiêu diệt Bình Xuyên. Khiến cho không còn đối trọng nào trong miền nam có thể uy hiếp được ông nữa. Kế hoạch phá hoại sự tự chủ của Quốc gia Việt Nam của các cường quốc bị sụp đổ.
Trong cùng năm, thủ tướng Diệm bác bỏ hết mọi hiệp ước và điều khoản mà Bảo Đại đã đại diện Quốc gia Việt Nam ký với Pháp, rút khỏi Liên hiệp Pháp (lúc này VNDCCH vẫn còn trong Liên hiệp Pháp nha, kháng chiến chống Pháp cái lồn, tao nhắc lại), đòi Pháp huỷ hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNDCCH.
Bình: Vì sao ư, lúc này Quốc gia Việt Nam éo coi miền Bắc là một nước, chỉ coi là lực lượng ly khai. Giống như giờ thằng China không cho các nước công nhận Taiwan là một quốc gia vậy đó zombie. Đừng bàn chuyện này đúng hay sai, nhưng hãy chú ý tới VỊ THẾ của thủ tướng Diệm trước thằng Pháp!
Đầu năm 1956, thủ tướng Diệm đuổi cổ Pháp khỏi Việt Nam, bắt Pháp rút quân hoàn toàn khỏi bờ cõi. Còn Mỹ, chỉ là một cuộc đổi chác tiền bạc: anh viện trợ cho tôi, tôi chống cộng Tàu và cộng Sô cộng Việt, anh không cần can thiệp.
Theo lịch trình của hiệp định Geneve, tháng bảy năm 1956 là bầu cử cả hai miền. Nhưng ông Diệm bác bỏ điều này. Bởi ông quá hiểu VM là gì, cộng sản là gì. Thế giới phương Tây lúc đó cười chê và quay lưng lại với thủ tướng Diệm. Bởi chúng nó chưa biết bầu cử dưới chế độ cộng sản là sao?
Cũn cần phải nói thêm để tụi zombie hiểu, việc bầu cử này không phải là điều khoản trong hiệp định nữa. Nó chỉ là điều gợi ý trong bản tuyên bố chung của các bên, không có nghĩa vụ phải thi hành. Bọn zombie nghe quen tai là miền nam vi phạm hiệp định phải hem? Ráng tìm hiểu coi hiệp định Paris mới sướng.
Bình: tao coi nhiều phim về nhiều siêu anh hùng, nhưng chưa thấy ai cừ khôi như ông Ngô Đình Diệm. Tụi zombie ráng đọc, bài này có giá trị thông não rất nhiều. Phần lớn tụi bây vẫn được nhồi sọ rằng cụ Diệm từ trời rơi xuống hoặc từ đất chui lên, do Mỹ dựng nên. Đậu má thằng chó nào bôi bác xuyên tạc lịch sử. Tao ủng hộ chủ nghĩa dân tộc! Dân tộc Việt muôn năm!
Kỳ 2
5) Thắng cử Tổng thống
6) Ổn định 900.000 di dân
7) Bình định các thế lực quân phiệt
8) Phát triển kinh tế và quân sự trong tinh thần Dân tộc chủ nghĩa
9) Luật 10 - 59, lời tuyên chiến với Việt cộng
10) Vấn đề Madame Nhu, Bishop Thục và chuyện “gia đình trị”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét