Tác phẩm của họa sỹ
ViVi Võ Hùng Kiệt
ViVi Võ Hùng Kiệt
Ngày 26/10 khai sinh VNCH mới đáng được xem là Ngày Quốc Khánh!
Thời Đệ I VNCH, tuy còn là một thiếu niên nhưng tôi vẫn không quên một số biến cố trọng đại như cuộc di cư của người Bắc vào Nam . Từ đó, khi học trong một trường có tên lạ là “Trường tiểu hoc di chuyển…”, tôi mới bắt đầu làm quen với những từ ngữ… bít tất, lợn, thìa, bố, cái môi, xơi… Đăc biệt là chữ “ốm”, tại sao học trò nghỉ học vì… ốm? Té ra “ốm” là… bịnh!
Rồi cuộc truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, đến Hiến Pháp 26/10/1955 khai sinh nước Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế Tổng Thống. Năm 1960, lần đầu tiên cờ Mặt Trận Việt Cộng treo trên đỉnh Núi Lớn, Vũng Tàu, nhìn thấy khá rõ từ Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Vào dịp Quốc Khánh 26/10 năm ấy, lớp học tôi làm bài Việt Văn, (do Giáo sư Phạm Văn Viết phụ trách) bình giảng về câu nói khá dài khó nhớ đầy đủ của Ngô Tổng Thống: “Tôi không phải là thần thánh, tôi thức khuya dậy sớm…”
Ngoài ngày 26/10, Việt Nam còn có mấy ngày Quốc Khánh khác nữa như ngày 2/9 của Bắc Cộng, ngày 1/11 và ở Hải Ngọai vào hàng chục năm trước là Ngày Quốc Tổ Mùng 10 Tháng 3 Âm Lịch là “Quốc Khánh Dỏm” do Băng Đảng Mặt Trận Hòang Cơ Minh tự tiện đặt ra!
Hôm nay, 1/11/2009 gọi là ngày kỷ niệm “Quốc Khánh” Đệ II VNCH, xuất phát từ cuộc “Cách Mạng 1/11/1963” lật đổ chính quyền TT Ngô Đình Diệm, tôi thử phân tích sơ lược xem ngày 1/11/1963 có chính danh là Ngày Quốc Khánh VNCH và Cách Mạng không?
Quốc Khánh là Sự Vui Mừng Trọng Đại Nhất của một Quốc Gia, là kết quả của sự thay đổi lớn lao từ:
-Một chế độ nô lệ, thuộc địa sang một chế độ độc lập có chủ quyền, thí dụ Quốc Khánh 4/7 của Hoa Kỳ, 15/8 của Ấn Độ v.v…, cũng là ngày khai sinh một Quốc Gia hợp pháp và được công nhận bởi cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới.
-Một chế độ độc tài chuyên chế sang một chế độ tự do dân chủ hơn như Quốc Khánh 14/7 của Pháp.
-Ngày 26 tháng 10 đúng là Quốc Khánh VNCH vì khai sinh một Quốc Gia vừa hoàn toàn thoát khỏi sự đô hộ của nước Pháp thực dân và theo một thể chế dân chủ, là Tống thống Nghị viện chế qua cuộc bầu cử. Trước đó, năm 1949, tuy Cựu Hoàng Bảo Đại có trở lại làm Quốc Trưởng của “Quốc Gia Việt Nam”, thực chất vẫn còn lệ thuộc nặng nề về mọi phương diện với chính quốc Pháp, nên không thấy nói đến “Quốc Khánh” trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của “Quốc Gia Việt Nam” nầy.
-Ngày 26 tháng 10 đúng là Quốc Khánh VNCH vì toàn dân vui mừng thấy Quốc Gia thật sự được độc khỏi quỹ đạo của Liên Hiệp Pháp. Suốt thời Đệ I VNCH, dân tộc Việt Nam dưới Vĩ Tuyến 17 được sống đời tương đối sung sướng hơn dưới các chế độ khác, trước và sau đó ở hai Miền Nam Bắc Việt Nam.
Ngày 1/11/1963 có phải là ngày Cách Mạng và Quốc Khánh VNCH không?
-Ngày 1/11 không đáng được xem là Quốc Khánh VNCH vì Quốc Hiệu không đổi, thể chế hầu như cũ, chỉ thay thế Nhân Sự Lãnh Đạo Quốc Gia cho thích nghi với chủ trương và mục đích của Cuộc Chiến Việt Nam mà Đồng Minh Hoa Kỳ càng ngày càng dính líu sâu đậm, trở thành vai trò lãnh đạo.
-Ngày 1/11 không đáng được xem là Quốc Khánh VNCH vì ngày này mở màn giai đọan VNCH càng ngày càng mất chủ quyền Quốc Gia với sự hiện công khai của hơn nửa triệu quân ngọai nhập Hoa Kỳ!
Tuy dân chúng có cuộc sống bề ngòai sung túc nhưng phần lớn nhờ viện trợ mọi mặt của Đồng Minh Hoa Kỳ. Chính quyền Đệ II VNCH hình thành màng lưới cai trị quân phiệt, tham nhũng tràn lan tạo nhiều kẽ hở cho Việt Cộng càng ngày càng xâm nhập nhiều, củng cố và phát triển mạnh mẽ lực lượng quân sự và tình báo, ngay cả từ thượng tầng trong Phủ Tổng Thống!
Dung dưỡng và bất lực trước bọn tu hành gian dối, ăn cơm VNCH họat động cho Việt Cộng, lấy chùa và nhà thờ làm pháo đài chống VNCH ngay tại hậu phương VNCH. Kiêu Tăng (Tu Sĩ) và Kiêu Binh cùng THAM NHŨNG là ba quốc nạn cho VNCH, làm đạo đức xã hội suy đồi, ngôi thứ xã hội thay đổi thảm hại: “Nhất ĐĨ, Nhì SƯ, Tam CHA, Tứ TƯỚNG”! Tình hình đất nước như vậy khiến cho đại đa số dân Việt Nam dưới Vĩ Tuyến 17 cảm thấy xấu hổ và mất nhiều niềm tin vào Giới Lãnh Đạo VNCH!
-Ngày 1/11 không đáng được xem là Quốc Khánh VNCH vì nó được tạo ra bởi cuộc Đảo Chánh Quân Sự do Hoa Kỳ trực tiếp điều khiển. Nói ngày 1/11/1963 là ngày “Cách Mạng” cũng không đúng vì chỉ sau đó 3 tháng tình hình VNCH đã dần dần trở nên càng ngày càng tồi tệ hơn, trái với ý nghĩa đích thực của hành động tốt đẹp mệnh danh là… CÁCH MẠNG!
Thử hỏi “Cách Mạng” gì mà đem đất nước đi xuống tận cùng của bất an về trật tự an ninh, suy đồi về đạo đức xã hội. Hậu quả vào tháng 3/1975, ông Tổng Thống quyết định Tháo Chạy Quân Dân Cán Chính / VNCH khỏi Tây Nguyên và Miền Trung mà ông ta dám ví von đó là kế họach “đầu to đít teo”, là… “di tản chiến thuật, Tái Phối Trí Lực Lượng để phản công VC hữu hiệu, --một kiểu tái phối trí chưa hề có trong sách vở binh thư!
Xấu hổ đến tột cùng khi ông Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh QL/VNCH quá ngây thơ hay thật thà (!?), mạnh dạn tuyên bố VNCH đánh Cộng Sản mạnh hay yếu tùy theo mức độ viện trợ nhiều ít của… Đồng Minh Hoa Kỳ! Quả vậy, đến khi Hoa Kỳ giảm thiểu và ngưng viện trợ thì ông Tổng Thống liền Ca Bài Goobye, chửi rủa Hoa Kỳ đã bỏ rơi nên phải ngưng đánh… Việt Cộng, sau đó ông chuồn đi êm bằng máy bay trong đêm sang Đài Loan, chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình một tuần trước ngày VNCH sụp đổ!
Đó là cuộc di tản… chiến lược an toàn ra hải ngọai với gia sản kết xù, bỏ lại con dân VNCH “sống chết mặc bây” nhưng ông Tổng Thống lại tàn nhẫn, xua tay nói: “Họ [thuyền nhân tỵ nạn VC] không mắc mới gì đến tôi!”. Còn ông Tổng thống kia ở lại chờ “bàn giao” đất nước cho VC sau khi hỏi ý kiến “thầy dùi” Sư VC Trí Quang, không được cơm cháo gì đành ngửa mặt than trời: “Thầy hại… tui rồi!”. Có lẽ định mệnh đã giao phó ông nầy là người mở màn “Bi Kịch Cách Mạng 1/11/1963” và kết thúc “Hài Kịch Bàn Giao 30/4/1975” Đệ II VNCH cho VC!
Ngày 1/11/1963 đích thực là ngày cách cái mạng của anh em gia đình họ Ngô và nhiều quân sĩ VNCH ưu tú, rồi sau đó liên tục những Người "Làm Cách Mạng" nầy sau trở thành các nhà lãnh đạo Đệ II VNCH đã phá bỏ Ấp Chiến Lược, phóng thích hay bao che nhiều cán bộ VC gộc v.v..., kể cả buôn bán nhu yếu phẩm, vũ khí đạn dược, cho VC…, tạo các cơ hội ngàn vàng cho VC được cái đà vững mạnh để cách luôn cái mạng của Quốc Gia VNCH vào ngày 30/4/1975!
Kết Luận. Trên đây tôi tạm đánh giá hai ngày 26/10 và 1/11 để chọn ra ngày nào thực sự gọi là Quốc Khánh của VNCH, đúng ý nghĩa là ngày kỷ niệm Sự Vui Mừng Trọng Đại Nhất của dân tộc Việt Nam. Tôi thấy rõ Ngày 26/10 khai sinh VNCH mới đáng được xem là Ngày Quốc Khánh! Trong quá khứ một Quốc Gia VNCH chỉ nên có một ngày Quốc Khánh mà thôi, phải không thưa quý vị?
Tác Giả: Tuấn Phan
Tôi cũng đòng ý như trên
Trả lờiXóaphản đọng
Trả lờiXóa