Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

CHÍN ĐIỀU KHIẾN CỤ NGÔ ĐÌNH DIỆM TRỞ NÊN BẬC THÁNH NHÂN

  



Bài nói chuyện về Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm, ngày thứ bảy 03-11.2018 tại giáo xứ Việt Nam, Frankfurt, Đức Quốc theo lời mời của Cha Dominic Trần Đình Nam, SDB, Chánh xứ. Bài này còn có tựa đề là: TỔNG THỐNG G.B NGÔ ĐÌNH DIỆM: NGƯỜI NOI GƯƠNG CHÚA GIÊSU VÀ CỐ GẮNG HỌA LẠI TRONG ĐỜI MÌNH HÌNH ẢNH CHÚA GIÊSU
***
Kính thưa cộng đoàn
Tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm là bậc thánh nhân-quân tử của dân tộc Việt Nam. Ngài là một nhà chính trị lỗi lạc, đã giành lại độc lập và tự do cho dân tộc, đã lập nên nền Đệ nhất Cộng Hòa, đã làm tổng tống đầu tiên của Việt Nam, đã lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa thành một quốc gia phú cường mà trong đó người dân được sống thanh bình và tự do, ấm no và hạnh phúc.
Trong lịch sử VN xưa nay hiếm có lãnh tụ nào có tầm nhìn xa trông rộng, đạo đức, liêm khiết, chính trực, quảng đại và vị tha như ngài. Ngài sống chết vì quyền lợi của dân tộc và đất nước, vì sự sống và hạnh phúc của đồng bào.
Những người làm việc với ngài thấy như vậy. Hầu hết các nhà chính trị, các công chức, dân chúng và binh lính thời ngài thấy như vậy. Các nhà nghiên cứu ngày nay thấy như vậy. Những người đảo chính ngài và sát hại ngài sau cơn mê lầm cũng thấy như vậy. Những người yêu mến sự thật và công lý khi tìm hiểu về cuộc đời ngài cũng thấy như vậy.
Công đức của ngài đối với dân nước Việt Nam thì nhiều vô kể. Hôm nay, ở đây, trong tư cách là những người cùng đức tin, tôi xin chia sẻ về một số nhân đức điển hình mà Tổng thống G.B Ngô Đình Diệm đã noi gương Chúa Giêsu, luôn cố gắng thực hành trong cuộc đời phục vụ dân nước của ngài. 
1. TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU SỐNG NGHÈO KHÓ, GIẢN DỊ VÀ ĐIỀU ĐỘ.
Như chúng ta biết, Chúa Giêsu, Đấng vốn giầu có vô cùng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Chồn cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu” (Lc 9, 58). Theo gương Chúa Giê su, TT Ngô Đình Diệm cũng sống nghèo khó, thanh liêm. Ngài không tìm cách tích góp tiền bạc, của cải. Gia sản của ngài và của gia đình ngài chỉ là số tiền trị giá khoảng 40 nghìn USD do cha Phêrô Nguyễn Quang Toán, DCCT, quản lý giúp. Ngài sử dụng đồ đoàn, quần áo một cách tiết kiệm. Ông Vương Hồng Sển, nguyên quản thủ Bảo tàng viện quốc gia Sài Gòn, kể rằng khi gặp ngài trong Phủ Tổng thống, ông thấy ngài mặc cái veston mà cổ áo đã bị sờn. Ngài ăn uống đạm bạc và điều độ. Món ăn hằng ngày của ngài khi làm tổng thống là cháo trắng, hột vịt muối, cá kho, dưa món, bắp luộc. Thức uống hàng ngày của ngài là nước trà. Dù là Tổng thống, song ngài giữ nếp sống siêu thoát, nghèo khó và đạm bạc như một nhà tu khổ hạnh.
2. TT NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ THEO GƯƠNG CHÚA GIÊSU SỐNG ĐỘC THÂN, KHIẾT TỊNH.
Chúa Giêsu đã sống độc thân-khiết tịnh để phục vụ Nước Trời, để rao giảng Tin mừng cho người khác. TT Ngô Đình Diệm cũng vậy. Ngài không vợ. Không con. Không bồ bịch. Ngài đã sớm có chọn lựa hiến dâng đời mình cho Chúa. Ngay cả khi ngài không còn ở trong chủng viện và dòng tu, ngài vẫn muốn sống độc thân và khiết tịnh để làm chứng cho sự hiện diện của Nước Trời cũng như để toàn tâm, toàn lực phục vụ dân tộc và đất nước. Chính vì thế khi quan Thượng thư Nguyễn Hữu Bài có ý muốn gả cô con gái út rất duyên dáng và đức hạnh cho ngài, thì ngài đã lịch sự và nhã nhặn từ chối. Ngài giao tiếp với mọi người, nhất là nữ giới, một cách rất tế nhị. Không bao giờ ngài có cử chỉ hay lời nói làm tổn hại đến đức khiết tịnh hay khiến người khác hiểu lầm trong tương giao nam nữ. Những người xung quanh ngài thấy vậy. Ngay cả những kẻ thù của ngài cũng thấy như vậy và họ kính nể ngài vì lối sống đạo đức này. Ngài là một mẫu gương điển hình của hạng người “có lòng trong sạch” như Chúa Giêsu nói trong Tin mừng.
3.TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI TUÂN THEO THÁNH Ý CHÚA. 
Chúa Giêsu đã vâng lời Đức Chúa Cha xuống thế làm người; vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và là cái chết trên cây thập giá để cứu độ con người (x. Pl 2,8). TT Ngô Đình Diệm cũng đã luôn cố gắng noi gương Chúa Giêsu vâng theo thánh ý Đức Chúa Trời như vậy. Năm 1954, khi đất nước lâm vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, quốc gia có nguy cơ rơi vào tay cộng sản, một lần nữa vua Bảo Đại lại mời Cụ Diệm đứng ra thành lập chính phủ, trong lúc Cụ đang tu tại tu viện Thánh Anrê bên Bỉ. Nhà vua kể rằng: “Tôi bảo ông ấy hãy ra trước Thánh giá ngắm nhìn Chúa của ông và thề hứa hoàn thành trọng trách, ông đã tiến lên chiêm ngắm Thánh giá cách đăm chiêu một hồi lâu và rồi ông nhận lời… Chẳng khác nào vì ước muốn vác thập giá bước theo chân Đức Kitô bị đóng đinh mà ông đã nhận lời. Phải chăng lúc bấy giờ ông cũng linh cảm con đường mà mình sắp đi sẽ đưa mình đến đâu, đến đồi Canvê như chính Đấng ông đang ngắm nhìn”. Đấy! Chúng ta xem: theo lời vua Bảo Đại, thì Tổng thống Ngô Đình Diệm nhận lời đảm nhiệm vận mệnh quốc gia lúc bây giờ là vì ngài nhận ra đấy là một sứ mạng mà Chúa mời gọi và trao phó. Đấy là Thiên Mệnh, vì thế, bất chấp khó khăn và nguy hiểm, ngài vẫn đón nhận, vì ngài muốn tuân theo thánh ý Chúa và vác thánh giá theo chân Chúa. (Chúng ta biết rằng TT Ngô Đình Diệm không đam mê quyền lực. Trước đó, ngài đã hai lần ngài từ chối chức quyền. Một lần từ chức Thượng thư Bộ Lại và hai lần từ chối đứng ra thành lập chính phủ).
4.TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG.
Chúa Giêsu nói: Chúa Giêsu nói: “Hãy học nơi Ta vì ta có lòng hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,25-30) . TT Ngô Đình Diệm đã học với Chúa điều này. Người ta thấy mặc dù ngài đã từng làm đến chức vụ Thượng Thư trong Triều Đình, vậy mà khi xin gia nhập Dòng Biển Đức bên Bỉ, ngài đã chỉ khấn làm trợ sĩ[1], nghĩa là làm một thầy giúp việc, chứ không có ý làm linh mục để được danh giá và trọng vọng. Thông minh xuất chúng như ngài, học sâu hiểu rộng như ngài, quyền cao chức trọng như ngài, vậy mà có chọn lựa như thế thì quả đúng ngài là một con người rất khiêm nhường.
Đức khiêm nhường ấy của ngài cũng thể hiện trong cung cách giao tiếp. Những hình ảnh còn lưu truyền lại cho thấy, khi đứng trước các nhà sư ngài thường đan tay vào nhau và để phía trước một cách rất cung kính. Khi ngồi nói chuyện với họ thì dù là tổng thống, trong phòng cũng như trên bàn nơi ngài ngồi không hề có một biểu hiệu gì thể hiện uy quyền và sự sang trọng, thậm chí không có cả bình hoa. (Khác hẳn các quan chức cộng sản lớn bé bây giờ, hoa luôn lấp mặt trên trên bục trên bàn mỗi khi đứng ngồi phát biểu). Hơn nữa, TT còn ngồi về phần ghế phía trước, hướng đầu và thân về phía các nhà sư, tay chắp đặt rên bàn, chứ không ngồi tựa lưng vào thành ghế phía sau, hai tay đặt lên thành ghế, ngẩng mặt lên cách kênh kiệu ta đây, coi mình là cha thiên hạ, như thường thấy nơi nhiều lãnh tụ hay cán bộ cộng sản lớn bé xưa nay. Phong thái và cung cách của TT Ngô Đình Diệm chứng tỏ ngài đích thật là người hạ mình và khiêm nhường theo gương CGS.
5.TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ CON NGƯỜI SIÊNG NĂNG LÀM VIỆC VÀ CẦU NGUYỆN.
Chúa Giêsu hằng làm việc và cầu nguyện. Là môn đệ của Chúa, TT Ngô Đình Diệm cũng chuyên cần làm việc và cầu nguyện theo gương Chúa. Tổng thống nói: “Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc”. Mỗi năm ngài chỉ nghỉ 1 ngày vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh, và cũng dịp ấy ngài thường đi mừng lễ với một nhóm binh lính ở nơi vùng biên ải xa xôi.
Còn việc đời sống cầu nguyện thì sao? Cách đây khoảng hơn 10 năm, thầy Edmond Hà, DCCT Long Beach về thăm lại Tu viện Thái Hà, Hà Nội. Thầy nhờ tôi dẫn sang thăm tòa tu viện cũ mà nay đã bị cộng sản chiếm làm bệnh viện. Thầy chỉ cho tôi biết căn phòng cạnh nhà nguyện, nơi ông Ngô Đình Diệm đã ở mấy tháng vào những năm 45-46 khi ngài đang bị ông Hồ Chí Minh mưu toan hãm hại. Khi ấy thầy Edmond là người trực tiếp giúp đỡ ngài. Thầy cho tôi biết ông Ngô Đình Diệm là người sống rất đạo đức và rất chuyên cần cầu nguyện. Cha Phêrô Nguyễn Quang Toán, linh mục DCCT, linh hướng của TT Ngô Đình Diệm và cha G.B Lê Văn Thí, DCCT - người thân thuộc của gia đình ông Ngô Đình Diệm cũng là người xức dầu cho ông Ngô Đình Cẩn trước khi chết - cũng kể cho tôi biết như vậy. Ngài thường dự lễ tại nhà nguyện trong Dinh Tổng thống. Cũng có khi ngài sang dự lễ tại nhà nguyện của Tu viện DCCT tại đường Kỳ Đồng. Sau thánh lễ ngài còn tiếp tục quỳ gối thinh lặng và cầu nguyện riêng với Chúa.
Tổng thống khởi đầu mỗi ngày bằng việc cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Ngay cả khi tình thế nguy ngập và nguy hiểm cho tính mạng của ngài, ngài cũng không bỏ cầu nguyện. Khi diễn ra cuộc đảo chính, thì ngài tìm đường đến nhà thờ Cha Tam để cầu nguyện. Khi ngài vừa kết thúc cầu nguyện ở đó, thì quân tướng phản loạn đã đến bắt ngài và đem ngài đi giết giống như Chúa Giêsu. (Khi Chúa vừa kết thúc cầu nguyện ở vườn Cây Dầu thì quân dữ đến bắt Chúa và đem đi giết). Khi khám nghiệm tử thi của Tổng thống, người ta thấy trong túi áo ngài có một tràng chuỗi Mân Côi. Đấy là tài sản duy nhất của ngài. Đấy là một dấu hiệu thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, diễn tả đời sống cầu nguyện liên lỉ của ngài. Khẩu hiệu của Dòng Biển Đức là cầu nguyện và làm việc. TT Ngô Đình Diệm đã thực hiện đúng châm ngôn này. Cầu nguyện đã cho ngài sức mạnh để làm việc và để đối diện với cái chết mà không hề nao núng và sợ hãi.
6.TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI CÓ LÒNG QUẢNG ĐẠI VÀ BÁC ÁI.
Trong việc chọn lựa các viên chức chính phủ để quản trị và điều hành quốc gia, ngài đón nhận mọi người có tài có đức. Ngài không phân biệt vùng miền. Không phân biệt tôn giáo. Ngài quảng đại giúp những người khốn khổ. Thí dụ, ngài tìm cách trợ giúp xây dựng các chùa chiền ở Miền Nam và trong thời gian ngài lãnh đạo, chùa chiền ở Miền Nam được xây dựng rất nhiều. Một thí dụ khác là khi ngài được giải thưởng Leadership Magsaysay với số tiền trị giá 15000 USD, ngài đã gửi gửi sang Ấn Độ để giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma đang bị khó khăn vì bị Mao Trạch Đông truy duổi.
7. TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ NGƯỜI BAO DUNG VÀ HAY THA THỨ
CGS mời gọi các môn đề ngài tha thứ mãi mãi. TT Ngô Đình Diệm tha thứ cách triệt để theo lời dạy của Chúa Giêsu. TT không thù hận ai và không có ý định trả thù ai. Cán bộ cộng sản Hà Văn Trí mưu sát ngài ba lần trong những năm 1956-1957. Ngài tha thứ. Không giết. Năm 1960 Đại tá Nguyễn Chánh Thi và một số sĩ quan tiến hành đảo chính. Ngài tha thứ. Không giết. Năm 1962 hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc bỏ bom dinh độc lập hòng sát hại ngài. Ngài cũng tha thứ. Không giết. Tướng Thomas Lane nhận xét rằng: “Lịch sử cho thấy rằng TT Diệm dúng là một người quá nhân đạo và đầy lòng bác ái để sống còn trong bầu không khí của quyền lực vào năm 1963. Ông đã không có đủ tàn nhẫn và độc ác để bắt giam và xét xử những quân nhân tạo phản và thay thế bằng những người trung thành của ông. Ông cố gắng quá nhiều và quá lâu để hòa hoàn với Phật giáo là những người không thể nào chịu hòa hoãn. Ngay cả việc trục xuất những nhà báo Mỹ đã vo tròn và bó méo sư thật chính là kẻ thù quá cay đắng của ông, ông cũng không làm.” Chúng ta thấy quả thật TT Ngô Đình Diệm là người độ lượng, bao dung; ngài đã theo sát lời dạy của Chúa Giêsu là tha thứ, tha thứ và tha thứ mãi mãi. Tha thứ cho cả kẻ thù muốn giết mình. TT Ngô Đình Diệm không phải là người tàn ác như Cộng sản tuyên truyền và xuyên tạc xưa nay.

8. TT NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH, HẾT LÒNG PHỤC VỤ DÂN NƯỚC 

Ngài nói rằng ngài chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời mình cho đất nước và dân tộc. Nỗ lực của ngài đã đem lại kết quả kỳ diệu: đất nước ổn định và phát triển, người dân được ấm no và hạnh phúc.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuần trong tác phẩm Chính quyền Ngô Đình Diệm 1954-1963 đã tổng kết rằng: Ông Ngô Đình Diệm đã đưa “Việt Nam từ một đất nước lệ thuộc vào thực dân Pháp đã trở thành một quốc gia có đầy đủ chủ quyền và độc lập thực sự. Ông đã biến một vùng đất đầy bất ổng vì nạn sứ quân, bằng đảng, đầy đổ vỡ tang thương vì chiến tranh hỗn loạn, vì sự phá hoại quy mô của Việt Cộng, thành một quốc gia có kỷ cương, ổn định và an bình. Ông đã chuyển một đất nước theo chế dộ quân chủ phong kiến thành một quốc gia có một thể chế cộng hòa và một bản hiến pháp dân chủ tiến bộ, nhưng đồng thời duy trì được một cơ cấu chính quyền mạnh, đầy đủ uy quyền quốc gia, phù hợp với hoàn cảnh của một đất nước mới thu hồi độc lập, đủ sức chống lại những thế lực phản động của Thực Dân, Cộng sản, Phong Kiến và tình trạng chậm tiến cùng chia rẽ tồn tại trên đất nước”.

Tác giả người Nga AG Vinogradov cho biết từ năm 1956 đến 1963 tổng sản tổng sản phẩm nội địa (GDP) của MNCH luôn luôn cao hơn MBCS khoảng trên dưới 4 lần. Năm 1956 MNCH đạt 11.283 triệu USD/ so với MBCS là 2.587 triệu USD. Năm 1963 MNCH đạt 16.422 triệu USD trong khi MBCD chỉ đạt 4702 triệu USD. Một so sánh khác về phương diện kinh tế: MNQG năm 1957 sản xuất được khoảng 162 triệu m vải, tính ra mỗi đầu người được 11 m, trong khi MB sản xuất được 68,1 trệu m vải, tính ra mỗi đầu người được khoảng 4,1 m.
Nhưng thực tế có đúng vậy không? Tôi phải nói thêm rằng con số thống kê của CS thường là không thật. Xưa cũng như nay. Liên quan đến thành tích thì con số thống kê thường là phóng đại. Cái giọng quen thuộc của đài báo nhà nước về các lãnh vực thì luôn luôn là “năm nay cao hơn năm trước”, hoặc “hoàn thành sớm hơn kế hoạch được giao so với cùng kỳ năm ngoái”. Cái gì cũng cao hơn, nhanh hơn, nhưng trên thực tế đời sống người dân lại khổ hơn. Cho nên các con số thống kê trên kia về tổng sản lượng quốc dân hoặc về sản lượng vải của Miền Bắc Cộng Sản tôi tin là con số thấp hơn nhiều. Thời đấy làm gì có mỗi năm mỗi người được 4 mét vải. May lắm chỉ được 2 thôi. "Mỗi năm 2 mét vải thô/ Lấy gì che kín "Cụ Hồ" em ơi". Nhưng cũng không hai mét vải thôi nữa. Hơn chục năm sau, thời sau 1975 cháu thấy mỗi nhân khẩu ở quê tôi còn chưa được mua phân phối theo tem phiếu mỗi người 2 mét vải nữa kia.
Trở lại vấn đề mình đang nói thời ông Diệm kinh tế phát triển, đời sống người dân ấm no hạnh phúc. Cháu đọc báo thấy một nhà nghiên cứu giảng dạy đại học ở VN là ông Nguyễn Hội, tính toán và cho biết rằng, ở VN ít là từ năm 1960 đến nay, chưa có thời nào người dân VN sống sung sướng bằng thời ông Diệm. Trong bài viết Thời nào dân Việt sướng nhất, tác giả so sánh mức lương thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa với mức lương người dân Việt và năm 2006 là năm sung túc nhất của thời kỳ XHCN. Mặc dù số tiền viện trợ đổ vào VN năm 2006 nhiều gấp hơn 10 lần năm 1961. Năm 1960 lương một ngày của một người lao động không có chuyên môn của VNCH mua được 18,1 kg trong khi năm sướng nhất của XHCN là 2006, lương của một người lao động không chuyên môn cũng chỉ mua được 5,1 kg. Tức là giá trị tiền lương của năm khá giả nhất dưới chế độ cộng sản hiện nay cũng mới chỉ bằng 28% giá trị tiền lương của người lao động ở Miền Nam dưới thời ông Diệm thời 46 năm về trước[2]. Nói vậy để chúng ta thấy ông Diệm giỏi thế nào và người dân VNCH may mắn ra sao, cũng để thấy ông HCM và ĐCS dốt nát và tàn bạo thế nào trong việc điều hành và phát triển đất nước khiến người dân MBCS bất hạnh ra rao[3].
Tóm lại, vì yêu thương dân nước thực lòng, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm cho Miền Nam 9 năm ngài lãnh đạo là giai đoạn thái bình và hạnh phúc nhất của người Việt Nam, Miền Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng ở Á Đông, MNVN chưa phải là thiên đàng trên trời thì cũng là địa đàng ở cõi Á Đông và Sài Gòn từ là một hang ổ của trộm cướp, cờ bạc và mãi dâm trở thành hòn ngọc của Viễn Đông.

9. TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ MỤC TỬ THÍ MẠNG VÌ ĐOÀN CHIÊN

Ngài lúc nào cũng hy sinh bản thân để chăm lo cho dân nước. Vậy mà có một thiểu số hiểu lầm ngài, ganh tỵ với ngài, ghen ghét ngài, vu cáo ngài, phản bội ngài và chống đối ngài. Nhóm này đã hy sinh quyền lợi của dân tộc và đất nước để tìm quyền lợi riêng của mình và của phe nhóm mình. Họ đang tâm làm tay sai cho ngoại bang. Kết cục là Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phải chết.
Giống cái chết của Chúa Giêsu. Ngài chết do những toan tính chính trị và tôn giáo của các thế lực thù địch bên trong bên ngoài. Ngài chết do sự phản bội của các bạn bè và học trò. Ngài chết vì sự câu kết của thế lực ngoại bang với người đồng tộc.
Giống cái chết của Chúa Giêsu, ở một phương diện khác, cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cái chết của tình yêu thương dâng hiến. Ngài không trốn chạy cái chết. Ngài chủ động chết thay cho những người khác. Ngài chết vì muốn bảo toàn quyền lợi và danh dự của dân tộc và quốc gia. Các nhân chứng cho chúng ta biết như vậy.
Người ta thấy rằng, nếu ngài chịu nhượng bộ Mỹ, chịu hy sinh chủ quyền quốc gia, thì chắc chắn ngài không bị hạ bệ.
Nếu ngài nghe ông Nguyễn Hữu Duệ cho thiết giáp của Lữ đoàn phòng vệ Phủ tổng thống đến bắt các tướng lãnh phản loạn, thì cuộc đảo chính đã thất bại và ngài đã an toàn; nhưng ngài không muốn quân đội đánh quân đội; ngài nói với ông rằng: “Quân đội quốc gia để đánh giặc chứ không phải để quân đội đánh quân đội”. Thật là chí lý chí tình. Lúc ấy, ông Cao Xuân Vỹ, Tổng Giám đốc Thanh niên Cộng Hòa, đang có mặt bên ngài, nói với ngài đại khái rằng người khác đánh mình, mình phải đánh lại, nếu không thì chết; ngài đáp lại rằng: “Chết thì chết đã sao!”. Ngài đã chấp nhận để người khác giết mình thay vì mình dùng quyền để giết người khác. Khi Đại sứ Mỹ đề nghị ngài đi tỵ nạn, ngài đã trả lời rằng ngài không bao giờ rời đất nước Việt Nam. “Tôi không bỏ được dân tộc tôi”. Rồi Cha sở nhà thờ Cha Tam và các bạn hữu ở Chợ Lớn đề nghị đưa ngài đi ẩn náu để tìm đường sang Đài Loan, ngài cũng chối từ. Ngài nói rằng: “Tôi không có tội gì với dân tộc và quốc gia này”. Tôi thấy không có lý do gì phải lẩn tránh. Cuối cùng ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của ngài, đề nghị ngài trốn đi một mình và chỉ để lại ông Nhu ra trình diện phe đảo chính, nhưng ngài không muốn bỏ rơi người em một mình trong lúc nguy nan. Ngài muốn anh em sống chết có nhau.
Trước cái chết Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ứng xử thật cao thượng, can đảm và siêu nhiên. Chúa Giêsu nói: “Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” “Con người đến không phải để được phục vụ nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người.” 
TT Ngô Đình Diệm là con người như vậy. Cái chết của ngài là cái chết của người công chính, là cái chết của một vị tử đạo. Tử đạo vì lòng yêu thương. Yêu thương dân tộc và tổ quốc. Ngài sống vì dân vì nước và cũng muốn chết vì nước vì dân. Cái chết của ngài là chết vì dân tộc và vì tổ quốc.
Kính thưa cộng đoàn, TT Ngô Đình Diệm đã theo gương Chúa Giêsu và đã họa lại một cách tuyệt vời nơi bản thân ngài và trong cuộc đời ngài hình ảnh sống động Chúa Giêsu. Sử gia hiện đại Philippe Deviller khi nghiên cứu về TT Ngô Đình Diệm đã nói rằng ngài là "một người sống trọn vẹn cho đức tin Công giáo". 
Trước khi qua đời vài tháng trong một lần phát biểu ở quốc hội, TT Ngô Đình Diệm đã nói: “Tôi không phải là thần thánh. Tôi chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.” Rồi kết thúc ngài nói: “Tôi tiến hãy theo tôi. Tôi lùi hãy giết chết tôi. Tôi chết hãy nối chí tôi.” 
Tổng thống tự nhận là con người bình thường, nhưng thực tế chúng ta thấy ngài đã sống cuộc đời mình một cách phi thường. Chúng ta tin ngài là thánh nhân. Thánh nhân của dân tộc và đất nước Việt Nam.
Chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho dân tộc và Giáo hội Việt Nam con người kiệt xuất này. Vậy, chúng ta hãy nối chí ngài. Nối chí ngài hiến dâng đời mình cho Chúa và tuân theo thánh ý Chúa. Nối chí ngài làm việc và cầu nguyện, sống nghèo khó và vâng phục, sống thanh khiết và khiêm nhường, sống bao dung và tha thứ. Nối chí ngài họa lại nơi bản thân chúng ta hình ảnh sống động của Chúa Giêsu mục tử nhân lành đã hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên, nghĩa là hy sinh mạng sống mình vì dân tộc và tổ quốc. 
Đấy chính là cách biểu lộ lòng biết ơn chân thành của chúng ta đối với những gì TT Ngô Đình Diệm đã làm cho dân nước Việt Nam cũng như cho ông bà cha mẹ và cho bản thân chúng ta. Amen./.

Frankfurt, Germany 03-11-2018
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT

CHÚ THÍCH 
[1] Ở đời có những sự trùng hợp thật nhiệm mầu. TT Ngô Đình Diệm khi khấn làm thầy dòng Biển Đức bên Bỉ, đã nhận thánh Odilon de Cluny làm tên gọi trong Dòng. Thánh Odilon là bổn mạng của người tỵ nạn và vô gia cư, và cũng là người khởi xướng việc kính nhớ các linh hồn vào ngày 2/11. Rồi sau đó chúng ta thấy, TT Ngô Đình Diệm đã hết lòng giúp đỡ người tỵ nạn cộng sản từ Bắc vào Nam và cuối cùng ngài lại cũng chết đúng vào ngài 2 tháng 11 là ngày kính nhớ các linh hồn.
[3] So sánh với kinh tế Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, thì chúng ta thấy có sự khác nhau một trời một vực. Kinh tế ở Miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1963 phải nói là càng ngày càng kiệt quệ vì hàng loạt chính sách sai lầm. Sai lầm có hệ thống. Đó là chính sách bế quan tỏa cảnh, chính sách cấm chợ ngăn sông, chính sách cải cách ruộng đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp, chính sách quốc hữu hóa và tập thể hóa nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp. Đấy thực sự là những chính sách điên rồ, phản khoa học, phản văn hóa và phản đạo đức, biến con người thành con vật. Đó là chính sách cướp sạch, phá sạch; đó là chính sách khủng bố toàn dân và ăn cướp toàn diện bằng bạo lực, biến xã hội thành địa ngục trần gian, biến con người thành con vật.


Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

THÔNG BÁO:

KHỐI TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỨC-QUỐC 

Kính thưa Quý Vị Đại Diện các Tổ Chức, Hội Đoàn và Cộng Đoàn Quý Ông Bà, Quý Bác, Quý Anh Chị, Hàng năm để nhớ đến công lao sáng lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam vào đầu tháng 11 là lúc Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc tổ chức Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Bào Đệ của Ông là Ông Ngô Đình Nhu cùng với Quân Dân Cán Chính và những người đã hy sinh cho Chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Vì dịch bệnh vẩn còn lây nhiểm nên nên chúng tôi xin tạm ngưng tổ chức Lễ Giỗ Cố Tổng Thống trong năm nay và chúng tôi sẽ sinh hoạt lại nếu tình trạng cho phép. Mặc dù không tổ chức Lễ Giỗ nhưng Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm vẩn luôn nhớ đến sự hy sinh của một Vị Tổng Thống anh minh đã hết lòng vì nước vì dân đã hy sinh mạng sống của mình để giữ khí tiết và làm gương sáng cho dân tộc, cho thế hệ sau. Vì thế chúng tôi cũng xin Quý Vị dành chút thì giờ trong dịp này để cầu nguyện hay nhớ đến Ngài hầu tỏ lòng hiệp thông với ước nguyện của Ngài và cũng cầu nguyện cho tất cả mọi người đã hy sinh cho Chính nghĩa Tự do và cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta được tự do, hòa bình, no ấm. . Chúng tôi rất cám ơn sự ủng hộ của tất cả Quý Vị trong thời gian vừa qua và xin kính chúc tất cả Quý Vị mạnh khõe và an lành . 

Kính thư 
TM Khối TT Ngô Đình Diệm Đức Quốc 

Nguyễn Tấn Năng 
Langenfeld 26.09.2020 http://khoitinhthanngodinhdiemducquoc.blogspot.de

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

NGẮM NÉT ĐÀI CÁC CỦA ĐỆ NHẤT PHU NHÂN VNCH VÀ ĐỆ NHẤT PHU NHÂN HOA KỲ MELANIA TRUMP


Đệ Nhất Phu nhân không phải là một chức danh dân cử, cũng không có nhiệm vụ chính thức và không được cấp lương bổng. Tuy vậy, Đệ Nhất Phu nhân là người vợ hay em gái, en dâu như VNCH, nếu như người đứng đầu không có vợ, của người đứng đầu một cơ chế chính trị một quốc gia. Thông thường người đệ nhất phu nhân, tham dự nhiều nghi lễ chính thức cũng như tham gia quốc sự cùng với tổng thống hoặc thay mặt tổng thống. Thường khi, các Đệ Nhất Phu nhân dành nhiều thì giờ cho các hoạt động nhân đạo và từ thiện.
Vẻ đẹp của người phụ nữ có thể ví như tảng băng trôi, những gì chúng ta thấy bên trên mặt nước thuộc về hình thức căn bản chiếm khoảng 10% (mặc dù 10% đó rất quan trọng vì nó giúp tạo nên ấn tượng ngay từ ban đầu), 90% còn lại tích tụ ở phần chìm của tảng băng. Đó là vấn đề thuộc về vẻ đẹp tiềm ẩn, bao gồm sự tự tin, cá tính, văn hóa ứng xử và mức độ sở hữu của tri thức... Cái đẹp không tự có, cái đẹp chỉ hiện diện trong tâm trí của người đang ngắm nhìn nó và mỗi người cảm nhận cái đẹp một cách khác nhau. Người viết cho rằng, với người Việt Nam thì cái đẹp truyền thống của người phụ nữ VN, không chỉ là hình thức bên ngoài mà còn là khí chất và tâm hồn bên trong.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

MỘT GIA ĐÌNH THANH BẦN:

Một gia đình thanh bần 

Nhìn tấm hình này ai cũng thấy làm lạ ,sao gia đình ông cựu thượng thơ Ngô Đình Khả nhìn “bần” dữ vậy,ba đứa con trai trong đó có ông tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm sau này chưn đất ,áo quần xốc xếch phát rầu ,nhà này nghèo chứ không giàu 

Ngô Đình Khả (1850–1923) quê quán ở làng Đại Phong, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nghèo 

Đại Phong là làng Công giáo do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) lập ra 

Ông Ngô Đình Khả nhà nghèo nhưng hiếu học,được các cố đạo gửi qua tận đại chủng viện Penang Mã Lai du học. Ông Ngô Đình Khả giỏi tiếng Pháp, thạo chữ Hán và biết chữ La Tinh nên về VN làm thông ngôn ở Tòa Khâm Sứ tại Huế. 

Từ từ ông Ngô Đình Khả lên tới Thượng Thư Bộ Công, rồi làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái ,tức ông là thầy dạy của vua Thành Thái vậy. 

Vua Thành Thái khẳng khái thế nào thì cũng nên nhìn ông thầy của vua một chút 

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

NHỮNG THÀNH QUẢ PHI THƯỜNG CÙNG HIỆU NGHIỆM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA TỔNG THỐNG ANH MINH NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA MIỀN NAM


VÉN MÀN LỊCH SỬ - BÀI HAI - PHẦN HAI

IV. NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA KHU TRÙ MẬT VÀ QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC

Lê Nguyễn nghĩ có một chính sách chúng ta cần phải nói đến, đó là Chánh Sách Dinh Điền được tổ chức trước Quốc Sách Ấp Chiến Lược, để thấy rằng các nhà lãnh đạo Đệ Nhất Cộng Hòa đã có cái nhìn thấu đáo, thông suốt trong Chánh Sách An Dân của mình.

Vào ngày 17-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội Các như Quốc Phòng, Nội Vụ.. chỉ định ông Ngô
Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bởi vì số người Công Giáo di cư chiếm khoảng 70% tổng số người tị nạn, cho nên có một Tổ Chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Đức Giám Mục Phê-rô Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vào lúc ấy, tổng số Dân Miền Bắc ra đi vào Miền Nam là 875. 478 người và được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.

Lê Nguyễn cảm thấy một điều đáng trách và đáng buồn, hầu hết các cơ sở dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đã bị chánh quyền kế tiếp giải thể, coi như một thứ con ghẻ không hề lưu tâm đến như trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, tất nhiên sự kiện ấy, đã góp thêm nhiều yếu tố thuận lợi cho Hà Nội tạo nên Biến Cố Đau Thương Tết Mậu Thân 68, chúng tổng công kích các thành phố toàn cỏi Miền Nam. Rõ ràng nhất, là HỆ THỐNG KHU TRÙ MẬT và ẤP CHIẾN LƯỢC được tổ chức và được Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nâng lên hàng QUỐC SÁCH. Thì Dương Văn Minh và nhóm tướng phản trắc dẹp bỏ hết.