VÉN MÀN LỊCH SỬ - BÀI HAI - PHẦN HAI
IV. NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA KHU TRÙ MẬT VÀ QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC
Lê Nguyễn nghĩ có một chính sách chúng ta cần phải nói đến, đó là Chánh Sách Dinh Điền được tổ chức trước Quốc Sách Ấp Chiến Lược, để thấy rằng các nhà lãnh đạo Đệ Nhất Cộng Hòa đã có cái nhìn thấu đáo, thông suốt trong Chánh Sách An Dân của mình.
Vào ngày 17-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội Các như Quốc Phòng, Nội Vụ.. chỉ định ông Ngô
Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bởi vì số người Công Giáo di cư chiếm khoảng 70% tổng số người tị nạn, cho nên có một Tổ Chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Đức Giám Mục Phê-rô Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vào lúc ấy, tổng số Dân Miền Bắc ra đi vào Miền Nam là 875. 478 người và được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
Lê Nguyễn cảm thấy một điều đáng trách và đáng buồn, hầu hết các cơ sở dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đã bị chánh quyền kế tiếp giải thể, coi như một thứ con ghẻ không hề lưu tâm đến như trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, tất nhiên sự kiện ấy, đã góp thêm nhiều yếu tố thuận lợi cho Hà Nội tạo nên Biến Cố Đau Thương Tết Mậu Thân 68, chúng tổng công kích các thành phố toàn cỏi Miền Nam. Rõ ràng nhất, là HỆ THỐNG KHU TRÙ MẬT và ẤP CHIẾN LƯỢC được tổ chức và được Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nâng lên hàng QUỐC SÁCH. Thì Dương Văn Minh và nhóm tướng phản trắc dẹp bỏ hết.
Thời gian là câu trả lời minh bạch nhất cho việc làm xấu tốt của con người... Và hôm nay quý ông bà, cô chú, anh chị, thậm chí kể cả Cộng Sản cũng phải nhìn nhận Hệ Thống Tổ Chức Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược là Sáng Kiến rất anh minh và đổi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diêm, và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, đã một thời làm cho Việt cộng không còn đất "Mãi Võ Sơn Lâm", không hoạt động được trò trống gì. Nói như ngôn ngữ mới ngày nay, là chúng BÓ TAY BÓ CHÂN. Lý thực, việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc Đất Nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về Ấp Chiến Lược, phải nói đến Tĩnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), Quan Nguyễn Tấn đã áp dụng sách lược đó trong việc đánh dẹp Người Thủ Thượng Đá Vách tỉnh Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục đã ghi lại như sau :
"Mới đặt chức Tiễu Phủ Sứ ở cơ Tĩnh Man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc liên hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cũng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược :
"Nói việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lần vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu. Còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo ít dân, thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân" Đại Nam Thực Lục Chính Biến, Quyển XXII, Tr. 45. Kế Hoạch này đã được Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn cùng hậu duệ của ông áp dụng trong việc xây dựng cơ cấu Sơn Phòng Quảng Ngãi và Bình Định, đem lại an ninh cùng thịnh vượng cho vùng cao nguyên các tỉnh này.
Tuyệt thay cách đây hơn 6 thập niên, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Sài Gòn đã được khai sinh với các Quốc Sách được ban hành như Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ Miền Bắc vào Miền Nam. Và sau đó, để đối phó với chính sách KHỦNG BỐ của du kích cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn Miền Nam. Trong cuốn sách Chánh Sách Cải Cách Ruộng Đất Việt Nam 1954-1994, tác giả Lâm Thanh Liêm viết về Khu Trù Mật rằng :
"Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chánh quyền thành lập, và gom dân vào đó sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục lộ giao thông, do đó, chánh phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với "Việt Cộng", giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở giống như trường hợp của một thành phố :
A. Một khu thương nghiệp với một ngôi chợ xây bằng gạch và tiệm buôn bán các hàng hóa.
B. Một khu hành chánh có một chi nhánh bưu điện, về xã hội có một bảo sanh viện và một nhà trẻ. Và về văn hóa có các trường tiểu học cùng trung học cấp I, một phòng thông tin, Nhà Thờ cùng Nhà Chùa.
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển đất đai trù phú, gần các trục lộ giao thông.
C. Các Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hẹ tiến lên trở thành điền chủ.
D. Nhờ Khu Trù Mật, chánh quyền có thể cải thiện đời sống của thôn dân : do việc cư trú tập trung cho phép chánh phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ người dân hữu hiệu, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác, chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v...
Theo Lê Nguyễn nhận thấy, Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại rất hữu hiệu với loại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật thành một "TIỀN ĐỒN VỮNG CHẮC", ngăn chận đoàn quân Bắc Việt xâm nhập tạo mất sự An Bình cùng chết chóc cho dân chúng Miền Nam.
"Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh các thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các phẩm vật được chế tạo tiểu thủ kỷ nghệ. Chánh phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000m2, để xây cất một ngôi nhà với vật liệu do chánh quyền địa phương cung cấp, một chuồng heo cùng một chuồng gà. Mỗi gia đinh có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh" Lâm Thanh Liêm, Chính Sách Cải Cách Ruộng Đất (Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm), Nam Á, Paris, 1995, Tr. 55.
Theo Sử Gia Robert Sicigliano, thuộc Viện Đại Học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội quá lo sợ cho việc xâm nhập Miền Nam của mình, nên tuyên truyền phản đối chính sách Khu Trù Mật. Bởi vi ngoài việc ngăn chận Cộng sản xâm nhập vào nông thôn quấy nhiễu khủng bố, giết hại dân, các Khu Trù Mật được chánh quyền ông Diệm xây dựng ở những vùng chiến lược, chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng sản Bắc Việt vào Miền Nam. Robert Scigliano, Sách Đã Dẫn, Tr. 180.
Với tác phẩm Ngô Đình Diệm En 1963 : Une Autre Paix Manquée , ông Nguyễn Văn Châu, cựu Trung Tá nguyên Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng cho rằng sự chỉ trích Chánh Quyền Tổng Thống Diệm về Khu Trù Mật chỉ nhắm vào những chuyện xấu về nhân sự, và dư luận đối lập đi xa hơn nữa cho rằng chánh quyền ép dân bỏ làng mạc nhà cửa. Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm, En 1963 : Une Autre Manquée, Bản tiếng Việt Ngô Đình Diệm Và Nổ Lực Hòa Bình Dang Dở, Nguyễn Vy Khanh Dịch, Xuân Thu, California 1989, Tr. 149.
Theo Lê Nguyễn, đối với bài học lịch sử cũ về Ấp Chiến Lược, thiết tưởng cần đọc Tác Giả Suzanne Labin, là nhà văn kiêm phân tích gia vốn nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam trong thời gian Đệ Nhất Cộng Hòa, đã được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp kiến nhiều lần... Bà đã có những buổi thuyết trình chính trị tại Sài Gòn và nói chuyện tại một số tỉnh. Trong cuốn sách có tên Vietnam, An Eye-witness Account, Bản Dịch Pháp Ngữ Là : Vietnam, Révelation D'un Témoin, Nhà Văn Suzanne Labin viết rằng :
"Khi Nhà Ngô bị lật đổ, Miền Nam có tám ngàn Ấp Chiến Lược được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần thiết để bảo vệ cả Nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu chuyển nhà để quy tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu Châu. Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn, đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chặn đứng Việt cộng mò vào ban đêm hôi của, giết dân.
Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ẩn ngay trước nhà họ. Tại sao vậy ? Khi Việt cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ hãi nên chạy tứ trung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ, nhiều khi bắn cả vào người nhà mình. Từ khi có hầm trú ẩn, người già cùng trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường quang đảng cho lực lượng chiến đấu dễ bề đánh địch.
"Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phận vụ đặc biệt. Lực Lượng Tự Vệ và Thanh Niên Cộng Hòa là những đơn vị chiến đấu. Còn những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được Chánh Quyền trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh.
Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bình thường ở Ấp chiến lược, có thể gọi ngay lực lượng chánh quy đến khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cố cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn chúng lại không cho lủi mất vào rừng trong khi chờ lực lượng chánh quy kéo tới. Bấy giờ, Việt cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ chặt chẻ, và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại". Suzanne Labin, Vietnam, An Eye-Witness Account, Crestwood Book, Virginia, USA. 1964, Pa. 57
Bà Suzanne Labin còn nhắc đến câu nói có tính cách cô đọng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng :"Để nghiền nát quân thù giữa Cái Búa của sức mạnh năng động và Hòn Đe của các Ấp Chiến Lược. Suzanne Labin, Sdd. Tr. 57. Cũng với Bà cho rằng Ấp Chiến Lược chính là tâm điểm của một cuộc cách mạng chính trị cùng xã hội : Đó là lý do tồn tại của Ấp Chiến Lược, vì đa đưa lại một nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ về kinh tế. Sách đã dẫn trên, tr. 54.
Lý thực, Chánh Sách Ấp Chiến Lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về Chiến Thuật Phản Nổi Dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson, được kể là một Kế Hoạch Táo Bạo song Hiệu Quả nhất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một nhận định tổng quát về thành quả của Chánh Sách Ấp Chiến Lược, đã được cựu Trung Tá Nguyễn Văn Châu khẳng định :
"Quốc Sách Ấp Chiến Lược chỉ sau hai năm đã thành công ngoài sức tưởng tượng trong việc ngăn chận sự xâm nhập, làm cho Việt cộng không còn nơi sống bám rút bòn tiền của vật chất của người dân. Vấn đề an ninh của làng được vững vàng hơn, quân đội chánh quy Quốc Gia trở thành lực lượng hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích bị rơi vào thế bị động và hoàn toàn mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tầng cơ sở. Nhờ đó, tinh thần quân đội Quốc Gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với Chánh Quyền Việt Nam Cộng Hòa" Nguyễn Văn Châu, Sách Đã Dân, Tr. 155.
Ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt, Phó Tổng Biên Tập Nhật Báo Lao Động Cộng Sản, đã viết bài báo đáng cho người Viêt Nam phải lưu tâm đến :"40 Năm Ngày Đảo Chánh Chế Độ Ngô Đình Diệm : Cái Nhìn Từ Hà Nội". Tác giả đã phải xác nhận cái ƯU THẾ của Quốc Sách Ấp Chiến Lược, gây cho Lục Lượng Xâm Lăng của Cộng sản bao nhiêu khó khăn và thất bại trước đây, đã ngay thẳng bày tỏ quan điểm mình rằng :
"Cùng với thời gian cùng sự tìm hiểu những tài liệu lịch sử, tôi thấy CẦN PHẢI TRẢ LẠI LẼ CÔNG BẰNG cho nhân vật lịch sử này... Tôi cho rằng ông Diệm là một NHÂN VẬT CHÍNH TRỊ ĐẶC SẮC, có lòng YÊU NƯỚC SÂU SẮC, CÓ TÍNH CƯƠNG TRỰC THANH LIÊM, NẾP SỐNG ĐÀM BẠC GIẢN DỊ" Bùi Tín, 40 Năm Ngày Đảo Chánh Chế Độ Ngô Đình Diệm : Cái Nhìn Từ Hà Nội, Tạp Chí Thông Luận số 174 Tháng 10-2003.
@
Xin Hẹn Quý Vị Bài Viết Đến : Thành Tích Của Cơ Quan Tình Báo Với Những Siêu Điệp Viên Thượng Thặng.
Chúa Nhật 17 Tháng 5 Năm 2020
Lê Nguyễn Quang Dũng Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét