Bài viết để vinh danh chí sĩ Ngô đình Diệm của hậu dụê VNCH tại Hải Ngoại. Một người đã hết lòng vì nhân dân miền nam và hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư năm 1954, bài được viết theo cái nhìn của những người trẻ xuyên qua các tài liệu lịch sử trong và ngoài nước.
Được biết trong thời đệ nhất cộng hoà, một chế độ Dân Chủ Tự Do đã ra đời, người khai sáng chế độ là Tỗng Thống Ngô Đình Diệm, được đa số dân miền nam tín nhiệm với 5.721.735 phiếu qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 6 tháng 10 tại miền nam VN. Trong thời gian mới vừa nhậm chức Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bắt tay ngay vào việc xây dựng miền nam, từ việc tiếp đón hàng triệu người miền Bắc di cư vào nam sau hiệp định Genève ngày 20.7.1954; ổn định tình hình chính trị phức tạp của miền Nam do Pháp để lại với nhiều phe phái và quân đội khác biệt không trực thuộc chính quyền đương nhiệm, Hai việc nầy là là hai vấn đề lớn đầy thử thách với vị Tổng Thống dân cử đầu tiên nầy. Lúc đó các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng.... đều chưa thần phục chính quyền miền nam VN của ông Diệm.
Nhưng với sự lãnh đạo khéo léo và tài tình ông đã ổn định được mọi tình hình khó khăn lúc bấy giờ. Một thành tích đáng ca ngợi nhất là chương trình " Nắng Đẹp Miền Nam" để định cư cho gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam lánh nạn cộng sản.. Bài nầy được viết để kỷ niệm mùa quốc nạn lần thứ nhất 20.7.1954.
Nắng đẹp miền nam
Đây trời bao la ánh nắng mai
hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia
cho người người vui hòa .
Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới
ôi duyên dáng đồng ơi!
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi
mình ngắm nhau cười.
Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu
mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh.
Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh
đẹp biết bao tâm tình..
Tình là tình nồng thắm
buộc lòng mình vào núi sông
tình mến quê hương.
Ngàn bóng đêm phai rồi
vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!
Khi người lính chiến đã đấu tranh
hiến hoà bình cho Đồng Tháp Cà Mau
Ta người nông thôn quên sương gió
góp gian lao lo được mùa mong cầu .
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương
ấm cúng non sông đón bình minh,
gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh
rồi sống no lành.
Đây quê hương thân yêu miền Nam
nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang .
(sáng tác của Lam Phương)
Bản nhạc "Nắng đẹp miền nam"
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết ngày 20.7.1954, làn sóng người miền bắc đã ra đi trong khuôn khổ hiệp định đã lên đến gần một triệu người. Con số nầy đã được Chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp nhận và được định cư với sự giúp đỡ của các quốc gia đồng minh. Đây là một nổ lực đầy tình tự dân tộc của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một điểm son cho nền đệ nhất cộng hoà.
Dinh Độc Lập trước năm 1962
Hãy nhìn công cuộc tiếp nhận đồng bào ruột thịt từ miền Bắc di cư vào nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để thấy những nổ lực trong việc xây dựng một quốc gia tân lập son trẻ VNCH, trên đường vươn lên để bắt kịp đà tiến của các nước bạn quanh vùng. Chỉ trong vòng 10 năm xây dựng, ông đã đưa VNCH từ số không, qua mặt nhiều nước trong vùng đông nam á, như Nam Hàn, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Hồng Kông, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapor, Nam Dương....
DÂN MIỀN BẮC DI CƯ VÀO NAM NẮM 1954
Trong thời gian lập quốc lúc ban đầu không thấy sự đóng góp nào cụ thể nào từ phía Phật Giáo và các đảng phái chính trị lúc đó tại miền nam được ghi nhận trong các tài liệu hiện nay trên mạng Internet, chỉ thấy Tổng Thống Diệm và các nước đồng minh của VNCH ra tay giúp sức để nhanh chóng đưa đồng bào sớm được ổn định cuộc sống.
Nhưng tôi cũng có đọc rất nhiều tài liệu từ nhiều phía nói về ô Diệm, chỉ thấy phần lớn là chỉ trích; thế nhưng những chỉ trích và lên án chế độ ông Diệm là từ những nguồn của các phản tướng và của tôn giáo. Các sách vở của các phản tướng viết đều không mang tính khách quan.
Người trẻ chúng tôi xin được phép hỏi quý vị:
Quý vị lảnh đạo Phật Giáo Ấn Quang, những người từng lên án chế độ ông Diệm là tàn ác, độc tài (?) là đàn áp Phật Giáo, kỳ thị tôn giáo...không có tự do tín ngưỡng (?) là.....; và hàng ngũ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản như: GS Cao Văn Hở, nhà báo Nguyễn Thanh Huy, Tâm Duy Phan Duy Chiêm, Trần Quý Hùng, Cựu Tướng Tôn Thất Đính, HT Thích Thắng Hoan, GS Trần Quang Thuận, Ni sư Chúc Hiếu, Nguyễn Huy Sỹ, Diệu Đức, ca sĩ Triệu Mỹ Ngân, Nguyễn Phú Hùng, GS Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Vũ Ánh, cựu Đ. Tá Đặng Nguyên Phả, và nhà Đào Văn Bình, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng... hãy nhìn lại VNCH phát triển như thế nào trong 8 năm, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm cầm quyền ?? các vị hãy vấn lại lương tâm để tự hổ thẹn, ăn năn, sám hối vì đã bêu xấu nền đệ nhất cộng hoà vì tham vọng cá nhân, vì quyền lực, vì tôn giáo...chứ không thấy vị nào nêu được chất khách quan khi đánh giá về công đức dựng nước của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Quý vị đã làm gì ?? trong thời điểm nầy để chia sẽ niềm khổ đau của đồng bào ruột thịt miền bắc đang vì nạn cộng sản mà rời bỏ quê hương đến với miền nam nắng ấm hiền hoà và tin tưởng vào chính nghĩa quốc gia của một nước đang trong bước đầu của thời kỳ dựng nước như VNCH?? Trong khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải vừa lo lắng cho một triệu đồng bào ruột thịt, đồng thời phải bình định khắp nơi vì loạn xứ quân và Bình Xuyên vừa phải xây dựng khẩn cấp nước VNCH trong việc hội nhập vào cộng đồng thế giới. Quý vị đang bị khiếm thị giác và thính giác??
Trời sinh quý vị có 2 tai, 2 mắt để phân biệt chính tà, phải quấy, sao quý vị tự phá huỷ các cơ quan chức năng mà trời đã ban phát cho quý vị?? Tôi là một hậu duệ của VNCH thành thật mà nói rất tội nghiệp cho sự khuyết tật của quý vị!!
CHƯƠNG TRÌNH GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO DI CƯ:
Ngày 9.8.1954 Phủ" Tổng Uỷ phụ trách đồng bào tị nạn" với nhiệm vụ điều khiển việc định cư, đón tiếp và gây dựng cơ sở mới cho đồng bào di cư ( Nghị định 111.TTP/VP)
Ngày 02/02/1955, Hoa Kỳ đã hoàn tất chương trình viện trợ để ổn định 500.000 người di cư... Ngày 28/02/1955, Hoa Kỳ tháo khoán 18 triệu Mỹ Kim giao trực tiếp cho Việt Nam mà không qua tay Pháp...
Đồng bào miền bắc di cư năm 1954
Bắt đầu từ 11/3/1955 thì ngay khi tầu cập bến được cấp 800 đồng mỗi người, cấp một lần một và sau đó được đưa tới các trại định cư. Khi tới trại định cư được cấp 3.000 đồng để tự túc dựng lấy một căn nhà, chia làm ba kỳ để mua vật liệu cất nhà như tre, nứa. Chưa kể được cấp phát giường chiếu, chăn mùng, cấp phát dụng cụ làm ruộng, hạt giống, phân hóa học để mưu sinh. (Tài liệu Phủ Tổng Ủy di cư, trích lại trong Bình Giả, quê Hai, tác giả Đình Quang).
Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan từ thiện như CARE cung cấp 25 ngàn thùng quần áo, giầy dép
Ngày 1/7/1955, ngân khoản mà Hoa Kỳ đã trợ cấp cho người di cư là 1 tỉ 58 triệu. Trong đó có 480 triệu để trợ cấp định cư, 300 triệu để trợ cấp cho người định cư làm nhà.
Ngày 1/7/1955, đại sứ Mỹ Rheinarat trao cho Thủ tướng Ngô Định Diệm ngân phiếu 11 triệu Mỹ Kim của dân chúng Hoa Kỳ tặng cho người di cư. Không quên là trước đó tháng 12/1954, tướng Lawton Collins đã trao một chi phiếu 28.571.428 triệu Mỹ Kim. (Trích Bình Giả, quê Hai, Đình Quang).
Cũng cần ghi nhận là những số tiền lớn như thế đã được trao cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm, sau đó được phân phối cho các trại tị nạn về phân phối lại...Khi tới trại tạm cư, mỗi người được trợ cấp 12 đồng/ngày cho người lớn và 6 đồng/ ngày cho trẻ em. ..
Tính đến ngày 30/10/1955 có tất cả là 887.890 người đã được di cư vào miền Nam. Trong đó cần định cư 596.031 người. Còn lại 140.000 sống rải rác khắp nơi và 125.393 là gia đình các quân nhân. Để định cư con số hơn nửa triệu người thì chính quyền đã cho thiết lập được 156 trại ở Nam Phần, 65 trại ở Trung Phần và 34 trại ở vùng Cao Nguyên...
Hơn nửa triệu người cần được tái định cư, phải lo cho họ có nơi ăn chốn ở, có công ăn việc làm tự túc, có trường học cho trẻ em, có trạm y tế cho người ốm đau và nhất là nơi thờ phượng tôn giáo. Ở chỗ nào có dân di cư thì ở đấy có chùa chiền, nhà thờ...
Đó là một điểm son cho việc định cư gần một triệu người tỵ nạn...của chính quyền miền nam VN dưới sự lảnh đạo của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Chính quyền đã cấp phát cho các gia đình di cư trâu để cầy ruộng. Trâu mua từ Thái Lan về. Đã có 2148 con trâu đã được cấp phát cho các trại di cư ở Nam Phần và 40 con ở Trung Phần. Riêng ở Cái Sắn, cứ 4, 5 gia đình chung nhau một con trâu để cầy ruộng...
Trên toàn thể các trại di cư, chính phủ đã giúp đào được 5405 cái giếng và phân phối khoảng 400 tấn phân bón. Đồng thời phân phối khoảng 60 ngàn cuốc xẻng. Chính phủ cũng cho nông dân đi định cư vay một số tiền là 118.217.200 triệu đồng.
Miền nam, được lựa chọn bởi chính người miền bắc sau một thời gian sống với cộng sản... sống với con ác quỷ họ Hồ và đồng bọn.
Một triệu lá phiếu bằng chân ra đi trong thời gian quy định của Hiệp Định Genève, đã chứng minh cho thế giới biết thế nào là bộ mặt thật của Hồ cho và Đảng csVN sau 9 năm (1945-1954) cầm quyền tại miền bắc. Sau 20 năm sống với miền nam ( 1955-1975) với VNCH những người dân di cư miền bắc không một người nào có ý định trở lại miền bắc, đó là những câu trả lời rất thiết thực cho các bạn trẻ còn đang sống trong chế độ hiện nay. Các bạn hãy nhìn lại những đoạn đường đã qua, kiểm điểm lại với thực trạng ngày hôm nay để tìm cho mình một hướng đi tốt cho tương lai.
Hãy nhìn lại việc bán nước của tập đoàn Ba Đình và Đảng CSVN trong thời gian qua, nhìn các thành quả về việc xây dựng đất nước trong 39 năm kể từ sau ngày chúng chiếm được miền nam VN, để thấy: VN hiện nay không còn có cơ hội để bắt kịp bước tiến của các nước quanh vùng, như Nam Hàn, Singapor, Phi, Mã Lai, Nam Duơng, Thái...... Đồng bào xin đừng tiếp tục lầm lạc vì sự tuyên truyền mà sai lầm trong việc ủng hộ ngụy quyền csVN, đàn áp nhân dân và đưa đất nước vào vòng nô lệ đại hán! https://www.youtube.com/watch?v=fpYuc2gs2bk&list=PL2F5A4F63C37FEE38&index=1
Các bạn trẻ xin hãy mở to mắt ra nhìn sự khiếp nhược của 16 người trong Bộ Chính Trị, một đám tướng hèn từ Phùng Quán Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Tư lệnh Hải Quân, Chính Uỷ Hải Quân CHXHCNVN, Tư lệnh Cảnh Sát Biển...... và 500 tên quyết tâm sống vì Đại Hán chết làm ma Đại hán như đám đảng biểu - đảng sai trong Quốc Hội nước CHXHCNVN, một đám người thái thú hèn mạt trước Bắc Phương để cho chúng khinh miệt là " những đứa con hoang" của bắc phương. Chúng ra vào nước ta như di chợ, đem giàn khoan đến bờ biển chúng ta để ngang nhiên khoan dầu, mà không gặp một sức đề kháng nào của chúng ta từ chính quyền đến nhân dân? Một mối quốc sĩ to lớn cho chúng ta một vết nhơ trong sử Việt ngày hôm nay..
Trở lại chuơng trình " Nắng đẹp miền nam" của TT Diệm;
Ngoài sự thành tựu trong chương trình định cư cho một triệu đồng bào miền bắc...Tổng thống Ngô Đình Diệm còn được các giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo lần lượt đem quân về để sát cánh với Tổng Thống NĐD trong việc giữ gìn an ninh lảnh thổ VNCH, đã nói lên được khả năng trị quốc của tổng thống Ngô Đình Diệm trong thời gian đầu lập quốc.
Chỉ mới nhận nhiệm sở có vỏn vẹn 13 ngày, Thủ Tướng Diệm cùng các cộng sự của ông đã xăn tay áo bắt tay ngay vào việc tổ chức tiếp đón và định cư đồng bào Miền Bắc, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Đến đây thì người Pháp và người Mỹ mới có thể nhận thức được tài năng của ông Diệm và anh em của ông. Cùng với 15 cộng sự viên, ngân khố trống rỗng, nhân lực thiếu thốn trầm trọng, quân đội thất tán, lòng người còn ngơ ngác hoang mang, không hiểu bằng cách nào mà Thủ Tướng Diệm có thể tổ chức được một guồng máy khổng lồ và hữu hiệu đón nhận trong vòng 10 tháng một khối lượng người đông đảo tới một triệu. Chính quyền đã phân phối thuốc men thực phẩm, phân định khu vực cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn cho đồng bào di cư, cùng vô số những công tác không tên khác. Bộ Tổng Tham Mưu điều động 300 ngàn binh sĩ trấn đóng khắp các quân khu bảo vệ làng thôn, song song với việc gấp rút tiếp thu những vùng Việt Minh đã rút đi về Bắc, v.v..
Nào phải có những công việc đón nhận và định cư ấy đâu, với đồng bào Miền Nam, chính phủ ông Diệm soạn thảo những kế hoạch phục hồi, tái thiết, phát triễn kỹ nghệ, chấn hưng nông nghiệp, khuyến khích và tài trợ đồng bào Miền Trung vào Nam khẩn hoang lập ấp, đẩy mạnh công tác cưỡng bách giáo dục cấp tiểu học và trung học trong hạng tuổi từ 6 đến 14, xây dựng thêm đại học tại Sài gòn và Huế, hỗ trợ đại học Chính Trị Kinh Doanh tại Đà Lạt. Xuất thân từ Trường Hành Chánh, Thủ Tướng Diệm luôn mang trong lòng hoài bão gầy dựng một thế hệ viên chức tài năng, mẫn cán và liêm khiết như ông, nên ông đã đích thân thúc đẩy việc thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh để cung cấp cán bộ lãnh đạo đến tận cấp quận.
Đất nước vẫn còn đang trong hiểm họa của một cuộc chiến tranh chống cộng tiềm tàng, ông Diệm đã nghĩ đến việc gởi các sinh viên Quốc Gia Hành Chánh theo học những khóa quân sự tại các quân trường lớn, để họ trở thành những hào kiệt văn võ song toàn.
Với nhân lực bổ sung từ Miền Bắc gần một triệu người và với dân số 14 triiệu, trong đó 90% sống bằng nông nghiệp, chính phủ Ngô Đình Diệm đã có chương trình cấp phát ruộng đất cho nông dân, nên trong vòng vài năm sản lượng lúa đã lên đến nhiều chục triệu tấn.
https://www.youtube.com/watch?v=C1_DA0YKQP4
https://www.youtube.com/watch?v=C1_DA0YKQP4
Sau một thập niên chiến tranh từ 1945 - 1955, nước Việt Nam Cộng Hòa dưới thời chính phủ ông Diệm đã có thể bắt đầu xuất cảng nhiều triệu tấn gạo để lấy ngoại tệ. Công cuộc phát triễn kỹ nghệ, thương mại cũng được phát triễn mạnh mẽ, những mặt hàng nội hóa đã dần dần có thể cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam không có tư tưởng chuộng hàng ngoại quốc, vì phẩm chất hàng nội địa rất cao. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Tổng Thống Diệm đã đưa Việt Nam lên hàng cường quốc Đông Nam Á, trước sự ngạc nhiên cùng cực của người Mỹ và sự kính nể của các nước Á châu nhất là những lân bang như Lào, Miên, Thái, Phi.
Tổng Thống Diệm đã làm một nghĩa cử cao đẹp, khi ông hiến tặng số tiền thưởng 15 ngàn mỹ kim cho ngân quỹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cứu giúp người Tây Tạng vượt biên sang cư ngụ tại Ấn Độ, mặc dù ông là người công giáo thuần thành. Một hành động hết sức đáng ca ngợi của người chí sỉ tài đức vẹn toàn nầy.
Tôi tiến, hãy theo tôi;
tôi lùi, hãy bắn tôi;
tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
Tôi không phải là thần thánh,
tôi chỉ là một người bình thường,
tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc,
một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.
( di ngôn Ngô Đình Diệm)
Quý vị Phật Giáo Ấn Quang, từng vu khống cho TT Diệm là kỳ thị tôn giáo, nghĩ sao về hành động nầy của Ông Diệm ?? Sao không thấy quý vị nhắc chi đến hàng trăm ngôi chùa đã mọc lên kháp nơi trong thành phố Sài Gòn trong khoãng thời gian ông tại vị, trong đó có chuà Xa Lợi, một ngôi chùa rất đẹp nằm trong lòng thủ đô VNCH??
Trong chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, số người Phật giáo có trong thành phần lãnh đạo chính phủ và quân đội nhiều hơn người Công Giáo rất nhiều, vậy sao gọi là kỳ thị?
Thống kê sau đây do tiến sĩ Phạm Văn Lưu đưa ra trong tác phẩm “Biến cố chính trị Việt Nam. Tập I” (Melbourne, Paris, Los Angeles 1994, trang 223-224):
Trong số 18 thành viên Hội Đồng Nội Các năm 1963 có 5 nhân vật theo Thiên Chúa giáo, 8 Phật giáo, 3 Khổng giáo, 1 Cao đài và 1 Hoà hảo. Trong đó những người Phật giáo lại giữ những chức vụ quan trọng nhất như Phó TT kiêm Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Ngọc Thơ, Tổng trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu, Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Văn Lượng, Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Lương, Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần. Thêm vào đó, Tổng thư ký Văn phòng đặc biệt của Phủ tổng thống là Võ Văn Hải, Giám đốc Nha báo chí Phủ TT: Tôn Thất Thiện, Giám đốc Nội dịch Phủ TT: Tôn Thất Thuyết… tất cả đều là Phật tử.
Ngoài ra, Đổng lý văn phòng Quách Tòng Đức, Phó đổng lý: Đoàn Thêm, Bí thư: Trần Sử (người giữ Sổ Tay của Tổng thống) cũng như sĩ quan tuỳ viên thân tín nhất của TT Diệm: Đại uý Đỗ Thọ – tất cả đều là Phật tử.
Trong số 19 tướng trong năm 1963 có 4 là Thiên chúa giáo, còn lại là Phật giáo và các tôn giáo khác. Và các chức vụ quan trọng khác cũng thuộc các tướng phật giáo: Tổng tham mưu trưởng: Đại tướng Lê Văn Tị, Quyền TTMT: Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trấn Sàigòn-Gia định: Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Giám đốc Nha an ninh quân đội: Đại tá Đỗ Mậu, Tư lệnh Nhảy dù: Cao Văn Viên, Tư lệnh Hải quân: Đại tá Hồ Tấn Quyền. Và trong bốn tướng tư lệnh các vùng chiến thuật chỉ có Huỳnh Văn Cao là Công giáo, còn lại là Phật giáo. Riêng tướng Tôn Thất Đính được bố trí tư lệnh Quân khu quan trọng nhất: Quân khu thủ đô. Và cũng nhờ đó mà quân đảo chánh đã có cơ hội thành công. Nguồn: https://vathanglong.org/2016/10/22/1/
Hậu duệ VNCH có dịp hồi tưởng lại một giai đoạn đen tối của lịch sử với cái chết bi thảm của Tổng Thống Diệm, để nhận ra rằng một con người mà đã dâng hiến trọn cuộc đời cho dân tộc và đất nước ấy, dù có bao nhiêu cuốn sách hay bài viết vu khống, bôi nhọ, nhưng hình ảnh một lãnh tụ kiệt xuất nhất của Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 là Tổng Thống Diệm vẫn luôn là ánh sao chói chang trong lòng người hậu thế và trong lịch sử. Dĩ nhiên Tổng Thống Diệm đâu phải là một ông thánh, để không có những lỗi lầm đáng tiếc, nhưng ông chưa bao giờ có những hành động làm dân tộc vì ông hỗ thẹn. Trái lại, Tổng Thống Diệm đã để lại trong lòng thế hệ sau tấm gương bất khuất của một sĩ phu : Uy Vũ Bất Năng Khuất. Dân tộc Việt Nam luôn ngẫng cao đầu hãnh diện có một vị lãnh đạo không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước ngoại bang, dù đó là người Pháp, người Tàu hay người Mỹ. Chúng ta và các thế hệ sau nầy của VNCH, nên ghi khắc trong tim niềm kiêu hãnh này : Trong sử sách Đông, Tây và của cả cộng sản, chưa từng có sử gia nào dám gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm là bù nhìn của Pháp hay Mỹ.
Sĩ khí của một nhà nho dân tộc trong con người ông trước những cơn phong ba bão tố như là một bụi TRÚC vươn cao ngạo nghễ...không bao giờ bị đổ gảy mà chỉ có trốc gốc.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm muốn thiết lập một chính thể và một chính quyền theo mô thức Vương Đạo mà người đã được thấm nhuần trong kinh sử Nho giáo từ thời niên thiếu. Chỉ tiếc rằng người là một nhà nho cô đơn ở giữa một thời thế nhiễu nhương, cả bạn lẫn thù đều kính sợ nhưng căm ghét ông, vì họ không thể so sánh được với ông. Một nhà biên khảo Hoa Kỳ đã kính trọng gọi Tổng Thống Diệm là The Last Confucian : Kẽ Sĩ Cuối Cùng trong thời đại của chúng ta.
"Nắng đẹp miền nam" vết để tưởng nhớ công lao của một chí sĩ một đời tận tụy vì nước vì dân, một người lèo lái con thuyền quốc gia vượt qua từng cơn sóng dữ lúc mới ra khơi.
Nỗi lòng
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong ?
(Ngô Đình Diệm, 1953)
Có nguồn tin cho là bài thơ này của của ông Nguyễn Sĩ Giác. Mời xem chứng minh nơi đường link
:http://lexuannhuan.tripod.com/LamTho.html
:http://lexuannhuan.tripod.com/LamTho.html
Còn nhiều nữa những kỳ công của một con người khiêm tốn như Ô Diệm không thể kể ra hết, ông đã đem nước Việt Nam Cộng Hòa ngẩng cao đầu trên trường thế giới, trở thành một quốc gia hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á vào thập niên 1950 – 1960.
Tất cả những công lao to lớn ấy đã rất hiếm khi được một nhà viết sử thế giới phương Tây và Hoa Kỳ nào liệt kê ra để vinh danh Tổng Thống Diệm. Trái lại, những kẻ gọi là những nhà viết sử vô tư và khách quan đó, đã tỉ mỉ dùng kính khuếch đại rọi vào từng ngóc ngách khiếm khuyết của một chính quyền non trẻ thiếu thốn nhân lực, kinh nghiệm và cực nghèo nàn, hả hê một cách độc ác trưng lên từng trang sách những : “sự thật” về một chính thể “độc tài”, một chính quyền “tham nhũng”, một bộ máy “thối nát”, để che dấu cho các mưu đồ chính trị liên tiếp vào những năm sau khi ông Diệm bị sát hại! Họ đã giết chết một vị lảnh đạo anh minh và liêm khiết của miền nam VN, không thể tìm thấy được người thứ hai như Ông, một vị Tổng Thống nổi bật vì đã có sự cống hiến hết đời cho quốc gia và dân tộc. Trong khi đó miền Bắc bất hạnh dưới sự lảnh đạo của một tên tay sai của Nga Tàu, đó là đại quốc tặc Hồ chí Minh.
Nhân mùa kỷ niệm quốc nạm 20.7.1954 không quên tưỏng nhớ đến công ơn người sáng lập ra nền đệ nhất cộng hoà, hàng ngũ hậu duệ xin được ghi lại công trình dựng nước của TT. Ngô Đình Diệm, để ghi nhớ đến những thành quả mà ông đã dựng lên cho miền nam VN trong thời gian ông nắm chính quyền 26.10.1955 đến 1.11.1963.
NGÀY GIỖ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ngày 2.11.1963. là ngày giổ hàng năm của cố Tổng Thống VNCH, một chí sỉ quốc gia trọn đời hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam Việt Nam.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Ông Diệm đạt 98.2% phiếu thắng Vua Bảo Đại, và ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam.
Trong 8 năm thăng trầm của lịch sử, có những lúc Tổng Thống Diệm phải đương đầu với ý muốn bành trướng quân đội Mỹ tại Việt Nam . Vì muốn có chủ quyền và khỏi mất chính nghĩa, nên Tổng Thống Diệm mạnh mẽ chống lại việc đưa lính “tác chiến” Mỹ vào Việt Nam, ông chỉ nhận viện trợ và cho phép Cố Vấn Mỹ vào Việt Nam mà thôi, sự kiện này đã sinh ra bất đồng giữa hai chính phủ.
Sau những chua cay ngọt bùi, khó khăn, nguy hiểm, vinh nhục trong chức vụ Tổng Thống, sự nghiệp và sinh mạng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã kết thúc vào năm 1963, mà bắt nguồn từ biến cố Phật Giáo ngày 08 tháng 05 năm 1963 tại Huế.
DIỂN TIẾN CUỘC ĐẢO CHÁNH ngày 1.11.1963:
1.11.1963 ( 16 tháng 9 Quí Mảo )
-Buổi sáng, thứ sáu, TT Ngô Đình Diệm tiếp kiến Đô Đốc Mỹ Harry D. Felt, Tổng Tư Lệnn Thái Bình Dương.
-Các công sở nghỉ lễ.
-Xe thiết giáp vẩn canh gác trước dinh Độc lập từ trước tới nay.
-13g30. Tiếng súng nổ ra nhiều nơi trong đô thành. Quân đội chiếm đóng Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia, đài Phát Thanh, Nha Truyền Tin, Bộ Nội Vụ....
Các lực lượng tấn công gồm có 1đại đội Pháo Binh 105, Tiểu Đoàn 1 và 4 Thuỷ Quân Lục Chiến và các tiểu đoàn khác từ Biên Hoà, Bình Dương, Thủ Đức, Long An...
-14g30 xảy ra xung đột tại Đài Phát Thanh, các chiến xa của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống bị đánh lui.
-16g45 Đài phát thanh đả loan tin. Quân Đội đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội Đồng Tướng Lảnh yêu cầu Ô Ngô Đình Diệm từ chức và cùng với ô Ngô Đình Nhu rời khỏi VN. Hai người không chịu.
-20 giờ đêm Quân đội tấn công mạnh vào thành Cộng Hoà và chiếm được thành nầy nầy vào lúc 22giờ đêm.
-24giờ đêm 4 Bộ Trưỡng đã ra trình diện tại Bộ Tổng Tham Mưu theo lời kêu gọi trên đài phát thanh.
-3 giờ sáng ngày 2.11.1963. Quân đội tấn công vào Dinh Gia Long, nơi Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở và làm việc, đánh nhau với lực lượng bào vệ Phủ Tổng Thống, đến 4 giờ sáng quân phòng vệ đầu hàng. Quân Đội chiếm Dinh Gia Long, nhưng không có hai Ô Diệm và Nhu trong đó, vì hai ông đã di chuyển vào nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn vào lúc 20g tối, bằng một con đường hầm từ dinh Gia Long thông ra phía bên ngoài.
-2.11.1963 lúc 7 giờ sáng Đài phát thanh loan tin Dinh Gia Long bị chiếm, hai anh em Ông Diệm tự tử. tiếng súng đã im. Và dân chúng đổ ra đường đi xem đảo chánh.
-Số người bị lạc đạn trong lúc giao tranh là 145 trong đó co 20 người chết.
-Đến trưa thì Đài Phát Thanh loan báo là hai ông lại loan tin là hai anh em ông Diệm bị hạ sát chứ không phải tự tử.
Như vậy thì cố TT Diệm bị hạ sát vào rạng sáng ngày 2.11.1963.
(nguồn, việc từng ngày của Đoàn Thêm)
Hôm nay, chúng tôi hậu duệ và là con dân VNCH xin thành kính dâng lên hương hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm nén hương để vinh danh công trạng dựng nước của cố Tổng Thống, một chí sỉ đã hết lòng vì Nhân dân miền Nam VN và đồng bài di cư năm 1954. Công đức của Cố Tổng Thống sẽ được mãi mãi ghi nhớ trong lòng của mọi người dân miền nam VN..
Vothilinh.
https://www.youtube.com/watch?v=wriDsncNwpw
Vothilinh.
https://www.youtube.com/watch?v=wriDsncNwpw
MỘT SỐ HÌINH ẢNH VỀ CUỘC DI CƯ NĂM 1954
Bốn thủy thủ hải quân căng biểu ngữ đón chào người Di Cư lên chiến hạm
Bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng Trống
Bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào Hà Nội
Di cư vào nam
Đi tìm tự do
Chuẩn bị lên tầu vào nam
Ra phi trường Gia Lâm
Phi trường Gia Lâm
Hải Phòng Lên tầu vào Nam
Hải Phòng 1954
Lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.
Những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
Jul 1954, dân chúng đọc Viet-Nam Presse
Những ngày cuối cùng ở Hà Nội
Một thủy thủ hải quân Mỹ giúp một phụ nữ miền Bắc (di cư) nặng gánh lên tàu
Vị tuyên úy Hoa Kỳ, thiếu úy Francis J. Fitzpatrick giúp người di cư trên con tàu USS Bayfield vào khoảng tháng 9 năm 1954.
Trên suốt chuyến hành trình từ Bắc vô Nam, vị tuyên úy này cũng là người thông dịch giữa người Mỹ vào Việt Nam di cư.
Một y tá đang điều trị cho một người phụ nữ miền Bắc (di cư) có cánh tay bị thương vào ngày 7-9-1954
Một bệnh nhân khác cũng được điều trị thuốc.
Đồng bào miền Bắc di cư (vào Nam) nhận phần ăn trên tàu.
Một người di cư xếp hàng nhận phần ăn.
Một em bé di cư giúp anh lính hải quân cạo sơn trên tàu, ngày 7-9-1954.
Chúng ta để ý bên cạnh có bình khí oxygen.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, người di cư này thử dùng nước lạnh từ máy lọc nước.
Các em bé di cư giơ tay đón lấy kẹo Mỹ…
Tàu USS Bayfield (APA-33) cập bến Saigòn vào tháng 9 năm 1954
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét