Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

CHÍNH QUYỀN CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐỘC TÀI KHÔNG?


Muốn biết thể chế chính trị của ông Ngô Đình Diệm có độc tài hay không ta chỉ cần hiểu nền tảng căn bản của dân chủ là gì? Đó là một thể chế tam quyền phân lập,đa đảng,tự do báo chí và tôn trọng quyền con người

Theo nhà khoa học chính trị Larry Diamond, chế độ dân chủ bao gồm bốn yếu tố chính:". 
1. Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng. 
2. Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự. 
3. Bảo vệ quyền con người của mọi công dân. 
4. Một nguyên tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả các công dân ".
Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đi theo chủ nghĩa Nhân vị. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng Hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế... 
Tự do báo chí thật sự với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn .
Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 khẳng định việc phân chia quyền lực của chế độ là tam quyền phân lập và có mục tiêu để hai ngành lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau. Về ngành tư pháp thì quyền lực kém hơn và không được độc lập hoàn toàn vì lệ thuộc vào Bộ Tư pháp và phủ Tổng thống bổ nhiệm và điều hành. So sánh với các quốc gia khác thì Hiến pháp 1956 dồn nhiều quyền lực vào ngành hành pháp hơn cả vì tổng thống có những đặc quyền trong những trường hợp nội loạn, chiến tranh hay khủng hoảng tài chánh.

“Nếu chúng ta định nghĩa dân chủ là một hệ-thống chính-phủ do dân bầu ra để phục vụ quyền lợi của người dân và trong hệ-thống chính quyền này, quyền lực nằm ở trong tay của dân-chúng, thì chế-độ làng hay xã, như hệ-thống làng-xã cổ của Việt-nam, qủa thật là một chế độ dân-chủ đặc biệt. Điều độc-đáo nhất của cái nền dân chủ sơ khai này chính là ở chỗ tự nó hình thành, mang bản chất tự-trị, rồi tự nó laị thích-nghi với một hệ-thống trung ương chuyên-chế của chế-độ quân chủ Á-đông. Cho nên có thể nói quốc-gia Việt-nam giống như một hệ-thống chính quyền liên-bang gồm có nhiều tiểu-bang nhỏ và trên hết là một chính-quyền liên-bang. . . . . . Tổ chức xã-hôị và chính-trị của Việt-nam gồm có hai hệ-thống đối lập nhau và chồng lên nhau. Ở dưới hạ-tầng là một nền dân chủ đại-nghị, tự-trị và đaị-chúng; ở trên thượng tầng là một nền quân-chủ chuyên chế, tập-trung quyền lực bằng một hệ-thống quan-lại. Hai định chế này tuy khác nhau trên căn bản nhưng laị cùng tồn tại qua bao nhiêu thế-kỷ với biết bao nhiêu biến đổi của lịch sử, trong lúc hòa bình thịnh vượng cũng như lúc chìm trong nội chiến và ngoại xâm.Lý thuyết dân chủ làng xã của ông Ngô Đình Diệm được xây dựng trên nền tảng này.

Thứ nhất, để nói về tự do dân chủ chúng ta có thể thấy rõ nét nhất là văn hóa và biểu tình, tự do lập đoàn thể, hội họp và thậm chí cả chống chính phủ khác hẳn so với VNDCCH và CHXHCNVN hiện nay là độc tài toàn trị. 
Thứ hai VNCH có tự do về tư tưởng và VNDCCH thì ngược lại rất độc tài và quân phiệt chỉ nhằm giữ cho được “Chủ thuyết “ cộng sản 
Thứ ba, Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Như vậy có thể kết luận chế độ của ông Ngô Đình Diệm không phải là một chế độ độc tài mà là một chế độ ở vào thời kỳ đầu của mọi nền dân chủ,đó là nền dân chủ khiếm khuyết.Đây là một giai đoạn tất yếu mà mọi nền dân chủ trên thế giới đều trải qua .Lúc này các chỉ số dân chủ đều còn rất thấp,chưa hoàn thiện và quyền hành được dành rất nhiều cho hành pháp để trấn áp các thế lực có thể tiêu diệt nền dân chủ đó.

Với Ngô Đình Diệm do đặc điểm dân trí Việt Nam ông không thể áp dụng nền dân chủ kiểu Mỹ mà sáng tạo ra một nền dân chủ độc đáo : Đó là dân chủ theo lối làng xã.Về thể chế chính trị tam quyền phân lập,tôn trọng hiến pháp,thành lập lưỡng viện quốc hội,nhiều đảng phái trong chính phủ,có quyền lập hội,biểu tình...chỉ có điều do chính sách tuyên truyền của Cộng Sản ông có hơi o ép trong vấn đề báo chí nhưng điều này đã được nới rộng dưới thời đệ nhị cộng hoà.

Nếu xét theo hoàn cảnh của các nước cùng thời như Hàn Quốc ,Đài Loan,Phillippines,Indonesia...thì các nước này đều trao quyền cho hành pháp giống như đệ nhất cộng hoà.Và các bàn tay sắt như Park Chung Hee,Tưởng Giới Thạch,Ferdinand Marcos,Shuharto... đều tàn bạo hơn Ngô Đình Diệm nhiều.

Kết quả là các nước này đều vượt qua giai đoạn "dân chủ khiếm khuyết" ban đầu và đất nước không rơi vào tay cộng sản.Do đó có nếu có trách ông Ngô Đình Diệm thì chỉ nên trách ông quá nhân từ chứ không thể nói rằng ông độc tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét