Lữ
Giang
Ngày 2.11.2015,
Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến bài “Thăm
cố hương của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm”được ghi là của
“Nhóm
phóng viên tường trình từ VN”.Nhưng chỉ đọc một
hai đoạn đầu chúng ta cũng có thể nhận ra ngay đây là loạt bài mà văn công Việt
Cộng đã phịa ra để bôi đen dòng họ Ngô Đình Diệm trong suốt 10 năm qua mỗi khi
đến ngày lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để chống lại dư luận ngày càng đề
cao Ngô Đình Diệm hơn Hồ Chí Minh. Văn công Ấn Quang đã nhai đi nhai lại những
bài này một cách ngu xuẩn là chuyện bình thường. Không ngờ năm nay, một cơ quan
lãnh đạo chống Cộng có tầm vóc của Mỹ như RFA, lại cũng nhập cuộc!
Với hành động như
vậy, một số câu hỏi đã được dặt ra:
- Phải chăng Ban
Việt ngữ đài RFA do Nguyễn Văn Khanh cầm đầu, đã trúng kế Việt Cộng?
- Phải chăng RFA
đang dùng chiêu bài “phối hợp trong ngoài” để thực hiện yêu sách của Hà
Nội?
- Phải chăng Ban
Việt Ngữ đài RFA cựa quậy để khỏi lãnh nhận số phận như Phật Giáo Ấn Quang hay
đảng Việt Tân khi Mỹ xoay trục?
Ngày 27.1.2005 khi
người con gái thứ 5 của ông Ngô Đình Khả là bà Ngô Đình Thị Hiệp qua đời tại Úc,
Đảng CSVN tin rằng sau khi bà ra đi, không còn ai biết rõ gia phả của dòng họ
Ngô nữa, nên bắt đầu cho văn công sáng tác những chuyện bịa đặt về dòng họ này
để bôi bác. Nhưng Đảng CSVN đã lầm vì sử sách còn được lưu trữ đầy
đủ.
Để trả lời những
câu hỏi nói trên, trước hết chúng tôi xin nói qua một số chuyện mà các văn công
Việt Cộng đã phịa ra để bôi bác nhà Ngô trong nhiều năm qua.
GIAN
MÀ KHÔNG NGOAN!
“Nhóm
phóng viên tường trình từ VN” của đài RFA nói là
đã phỏng vấn những người cùng quê Đại Phong, Lệ Thủy với nhà Ngô như cụ Hàm, cụ
Hải…, nhưng người dân Quảng Bình đọc thì biết ngay các văn công này nói láo, vì
ngay cả địa danh trong vùng mà cũng không nắm vững, làm sao tự xưng là người địa
phương được? Một thí dụ cụ thể, trong bài nói trên cụ Hàm được nói là “sống ở Lệ
Thủy, Quảng Bình” mà dám bảo “quê gốc của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm không
phải ở làng Đại Phong, xã Phong Thủy, Lệ Thủy, mà là ở phủ Xuân
Dục, Quảng
Bình”!
Trước
hết, ở
trong tỉnh Quảng Bình chẳng có nơi nào được gọi là “Phủ Xuân Dục”
cả! Phía nam Quảng
Bình chỉ có hai huyện, đó là Huyện Quảng
Ninh và Huyện Lệ
Thủy nằm sát nhau.
Huyện Quảng Ninh khi mới lâp năm 1831 được gọi là Phủ
Quảng Ninh, sau được đổi
thànhHuyện Quảng Ninh. Trong Huyện Quảng Ninh có thôn
Xuân Dục thuộc xã Xuân
Ninh. Ấy thế mà “Cụ Hàm” dám gọi “thôn Xuân Dục” là “phủ Xuân
Dục”! Điều này chứng tỏ người viết không nắm vững địa danh.
QUÊ
QUÁN ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Quê quán
ông Diệm không phải phát xuất từ Xuân Dục. Một tài liệu nói dòng họ Ngô Đình
Diệm trước sinh sống ở Sơn Tây, một tỉnh ở phía Tây bắc Hà Nội, cách Hà Nội
khoảng 42 cây số. Dòng họ này đã di cư vào Quảng Bình khoảng thế kỷ thứ 15 dưới
thời Lê Thánh Tông, lúc đầu cư ngụ ở thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh, Phủ Quảng
Ninh, bên bờ sông Long Đại. Nhưng ông Ngô Vui,
Chủ tịch Hội đồng Ngô tộc Việt Nam, cho biết hiện
nay đã liên kết được 208 chi họ nhà Ngô có gia phả ở 29 tỉnh thành trong cả nước
và được biết gia tộc giòng họ Ngô Đình Diệm phát xuất từ ông Ngô Trừng, Tham
Đốc Nghị Quốc Công, hậu duệ là họ Ngô Lạc Nghiệp ở Thọ Nghiệp, Xuân Trường,
Nam Định. Họ Lạc Nghiệp phân chi đi nhiều nơi, trong đó có họ Ngô Vạn Xuân đi
vào xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Gia tộc của Tổng thống
VNCH Ngô Đình Diệm phát xuất từ nhánh đó. Trong họ Ngô Vạn Ninh cũng có một
nhánh đổi sang họ Vũ.
Xã Vạn
Ninh là xã cực nam của huyện Quảng Ninh, sát với huyện Lệ Thủy, cách trung tâm
huyện khoảng 25 cây số. Nhưng nhánh của ông nội ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô
Đình Niêm, không định cư tại xã Vạn Ninh mà qua định cư ở thôn Xuân Dục, xã Xuân
Ninh và theo đạo Công Giáo tại đây. Thôn Xuân Dục nằm ở trên bờ nam sông Long
Đại, một nhánh của sông Nhật Lệ. Mỗi khi đi qua phà Long Đại, chúng ta thấy thôn
Long Đại nằm ở phía Bắc, còn thôn Xuân Dục nằm ở phía Nam.
Năm 1642, khi
phong trào bắt đạo nổi lên ở Quảng Bình,các giáo dân ở
thôn Xuân Dục đã dời xuống giáo xứ Kẻ Đợi, thuộc
huyện Lệ Thủy gần đó để cùng các giáo dân trong vùng này tự vệ. Kẻ Đợi lúc đó đã
có đông giáo dân rồi. Khoảng
tháng 7 năm 1643, linh mục
Đắc-Lộ(Alexandre De Rhodes) đã đến Kẻ
Đợi làm phép rửa tội thêm cho khoảng 300 giáo dân đã được các thầy giảng dạy dỗ
từ trước. Sau này làng Kẻ Đợi
được đổi thành làng Đại Phong nên giáo xứ Kẻ Đợi cũng được đổi thành giáo xứ Đại
Phong. Đại Phong nằm bên
sông Kiến Giang, một nhánh khác của sông Nhật Lệ. Tại đây còn có hai giáo xứ kề
cận có đông người Công Giáo là Mỹ Phước và An Lạc.
NÓI
LÁO KHÔNG CÓ SÁCH
Ngoài
cái đuôi bị lòi ra nói trên, văn công Việt Cộng của RFA đã phịa ra nhiều chuyện
rất bỉ ổi.
1.-
“Bần cùng hóa” gia tộc ông Diệm
Trước hết,
tên ông nội của ông Diệm bị viết trật là Ngô Đình Dinh, còn cuộc đời tư của ông
ta đã bị hạ cấp và “bi thảm hóa” để bôi bác. Trong khi “văn công
Ấn Quang” Trần Gia Phụng cho ông ta
làm nghề “thằng
mõ” trong làng, thì
“cụ Hàm”, văn công của RFA, cho ông ta làm nghề “chèo
đò” và “nấu
nước trà cho
làng”. Người được
xưng là “cụ Hàm” nói: “Ban
đầu cụ làm nghề chèo đò, nấu nước trà cho làng mỗi khi có lễ
lạc. Bởi quan niệm
dân gốc và dân trú thời đó nên cụ
gặp rất nhiều khó khăn, sống trong nghèo khổ, bần hàn. Cụ
sinh được một
người con là Ngô
Đình Khả, chính là thân sinh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau này. Cụ Dinh mất
sớm do bệnh tật, lúc đó, Ngô Đình Khả là đứa bé sáu tuổi.”
Để lột mặt
nạ trò lừa bịp này, chúng tôi chỉ cần trích một đoạn ngắn trong Sổ Bộ Hôn
Thú Giáo Xứ Phủ Cam năm 1887 là con tẩy
bị lật ngửa ra ngay. Sổ Bộ này còn lưu giữ ở Phủ Cam, ai muốn tham khảo xin đến
xem. Ở tờ 27, số thứ tự 25, có ghi:
“Năm
1887, ngày 25 tháng Hai… Micae Khả con của Giacôbê Niêm và Usula Khoa ở Phủ Cam,
và Mađalêna Chĩu, con gái của Micae Quê và Agnatia Quy gốc làng
Vân Dương, Tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, lập nghiệp tại Phủ Cam.”
(Cha sở ký
tên là Eugêne Allys).
Qua tài
liệu này, chúng ta có hai bằng chứng: Bằng chứng thứ nhất là bố ông Ngô
Đình Khả tên là Ngô
Đình Niêm chứ không
phải Ngô Đình Dinh. Bằng chứng thứ
hai là lúc đó không phải ông ta đang làm “thằng mõ” hay “chèo đò” và “nấu mước
trà cho làng” ở Đại Phong mà đang ở Huế và lấy vợ ở Huế. Ông ta làm
nghề gì?
Tài
liệu cho biết ông Ngô Đình Niêm được vua
Tự Đức (1848 – 1883) phong cho một chức
quan coi kho thuộc Sở Võ Khố tại Kinh đô Huế. Khi ở Huế, ông lập gia đình với bà
Ursula Khoa, một người theo đạo Công giáo thuộc giáo xứ Phường Đúc, Huế. (Sự
kiện này đã được báo An Ninh Thế Giới ngày 19.1.2013 của Bộ Công An xác
nhận).
Như
vậy không
lẽ ông Ngô Đình Niêm vừa làm quan ở Huế, lấy vợ ở Huế lại vừa làm thằng mõ hay
chèo đò ở Đại Phong, Quảng Bình?
2.-“Cô độc hóa” gia cảnh ông Ngô Đình Niêm
“Cụ Hàm”
của RFA, nói rằng ông nội
của ông Diệm chỉ có một
con là Ngô Đình Khả, đã chết lúc ông Khả mới 6 tuổi. Nhưng nhà báo
Dương Phước Thu ở Huế xác nhận trên báo An Ninh Thế Giới ông Ngô Đình Niêm có 3
người con là Ngô Đình Khả, Ngô Dình Miều và Ngô Đình Dung.
Cá nhân
người viết bài này biết ngoài ông Ngô Đình Khả, ông Ngô Đình Niêm còn có ít nhất
3 người con khác đã một thời sống ở Tam Tòa, Đồng Hới, đó là ông Ngô
Đình Quyền, ông Ngô Đình Miều và bà Ngô Đình Thị Tiến.Những người con
khác nếu có, chúng tôi chưa tìm thấy.
Sau cuộc
chính biến đêm 22 rạng ngày 23 thánh 4 năm Ất Dậu (1885), vua Hàm
Nghi trốn ra Quảng Trị rồi Quảng Bình, phong trào Văn Thân nổi lên đã đốt phá
gần hết các giáo xứ ở phía nam Quảng Bình, trong đó có giáo xứ Đại Phong, nơi cư
ngụ của dòng họ Ngô. Khi biến cố xảy ra thì ông Ngô Đình Khả đang làm thông ngôn
giữa Pháp và triều đình ở Huế. Ông liền được Triều Đình An Nam và quân Pháp cử
giữ chức An Phủ Sứ
Quảng Bình lo việc
bình định và chiêu an dưới quyền
điều khiển của Đại tá Pháp Duvilllier.
Cuối năm
1886, khi phong trào
Văn Thân bị dẹp tan, ba người con của ông Niêm là Ngô Đình Quyền, Ngô Đình Miều
và cô Ngô Đình Thị Tiến đã theo Linh mục Bonin đi ra Đồng Hới và lập ra giáo xứ
Tam Tòa. Ít lâu sau, ông Ngô Đình Quyền quay về Đại Phong để tái lập giáo xứ Đại
Phong. Cô Ngô Đình Thị Tiến đi tu Dòng Mến Thánh Giá Tam Tòa và sau làm bề trên
tu viện này. Gia đình ông Ngô Đình Miều định cư luôn tại Tam Tòa. Ông có bốn
người con, hai trai và hai gái. Hai người con trai đã qua đời, hai người con gái
theo gia đình qua định cư tại California, một ở San Jose và một ở Orange County,
thỉnh thoảng chúng tôi có gặp họ.
DỜI
GIÁO XỨ ĐẠI PHONG VÀO HUẾ
Ông Ngô
Đình Quyền đã làm lại nhà thờ Đại Phong bằng gỗ quý rất đẹp, nhưng vì số giáo
dân trở về Đại Phong quá ít, nên ông Khả đã bàn với ông Quyền nên dời giáo xứ
Đại Phong vào Huế. Giáo xứ này đã được đưa vào vùng Bãi Dâu và trở thành một họ
nhánh của giáo xứ Gia Hội ở Huế. Ông Quyền đã tháo gỡ nhà thờ và đưa vào lắp lại
ở Bãi Dâu. Về sau họ Đại Phong được cấp 17 mẫu đất trống ở Bãi Dâu thuộc làng An
Quán để lập thành Giáo
xứ Đại Phong
– Bãi Dâu, nơi này chỉ cách
trung tâm thành phố Huế 3km, bên bờ phía tả ngạn Sông Hương.
Năm 1980,
Đức TGM Nguyễn Kim Diền cho đổi
tên giáo xứ Đại Phong – Bãi Dâu thành Giáo xứ Phú Hậu, vì giáo xứ
này đang nằm trong dịa bàn phường Phú Hậu, thành phố Huế. Thông lệ của Giáo hội
là lấy tên địa phương nơi lập giáo xứ làm tên của giáo xứ. Năm 2003, Linh mục Lê
Văn Hồng mới du học ở Pháp về đã được cử làm chánh xứ Phú Hậu. Nay ngài là Tổng
Giám Mục Huế.
Chúng tôi
phải viết rõ như vậy để văn công Việt Cộng và văn công Ấn Quang hết cãi chày cãi
cối.
SINH
CON TRƯỚC KHI LẤY CHỒNG VÀ SAU CHẾT!
“Cụ Hàm”,
văn công của RFA và nhiều văn công khác của Việt Cộng nói ông Ngô Đình Khả lấy
người vợ đầu là bà Chĩu, bà này sinh ra được hai người con trai là Ngô Đình
Khôi và Ngô Đình
Thục rồi qua
đời. Tài liệu Việt Cộng viết về vụ án Ngô Đình Khôi - Phạm Quỳnh nói ông
Khôisinh năm 1885, còn theo Sổ Rửa Tội ở Phủ Cam, TGM Ngô Đình Thục sinh
ngày 6.10.1897.
Nhưng như
chúng tôi đã nói, theo Sổ Bộ Hôn Thú ở Phủ Cam, ông Ngô Đình Khả cưới người vợ
thứ nhất là bà Mađalêna Chĩu ngày 25.2.1887, nhưng bà này đã qua đời trong năm
1888. Tháng 3 năm 1989 ông cưới người vợ thứ hai là Anna Phạm Thị Thân. Như
vậy nếu
tài liệu của văn công Việt Cộng mà đài RFA cho công bố là đúng thì bà Chĩu đã đẻ
ra ông Khôi (1885) trước khi lấy ông Khả và đẻ ra ông Thục (1897) sau khi bà ấy
đã qua đời!
Sự thật
ông Khả và bà vợ đầu là bà Chĩu không có đứa con nào. Ông Khôi sinh năm
1893 và ông Thục là người con thứ năm chứ không phải thứ hai. Theo
bài Tiểu sử tự ghi (autobiographie) của Tổng
Giám Mục Ngô Đình Thụcđăng trên tạp chí EINSICHT ở
Đức tháng 8
năm 1982, giữa ông
Khôi và ông Thục còn có Ngô Đình Thị Giao, Ngô Đình Trác và Ngô Đình Quỳnh,
nhưng Trác và Quỳnh chết khi còn nhỏ (morts à Bas age). Sau này ông Ngô Đình Nhu
đã lấy tên hai người anh của mình đã qua đời sớm đặt tên cho hai đứa con trai
của ông.
Ông Khả và
bà vợ thứ hai là bà Phạm Thị Thân có đến 11 người con (8 trai, 3
gái) theo thứ tự như sau: Ngô Đình Khôi (1893-1945), Ngô Thị Giao (1894 - 1946),
Ngô Đình Trác (chết sớm), Ngô Đình Quỳnh (chết sớm), Ngô Đình Thục (1897- 1984),
Ngô Đình Diệm (1901-1963), Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005), Ngô Đình Thị Hoàng
(1904-1959), Ngô Đình Nhu (1907-1963), Ngô Đình Cẩn (1910 - 1964) và Ngô Đình
Luyện (1914-1990).
Sổ Bộ Khai
Tử năm 1923 ghi ông Ngô Đình
Khả qua đời ngày 18.2.1923, an táng tại Phủ
Cam.
ĐỊCH
VÀ “ĐỒNG MINH” ĐANG LÀM GÌ?
Bài
“Thăm
cố hương của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm” của văn
công Việt Cộng được Nguyễn Văn Khanh “từ tòa Bạch Ốc” chọn đăng còn rất nhiều
chuyện bịa đặt khác, nhưng chúng tôi chỉ cần trích dẫn một số tài liệu trên, độc
giả cũng đã nhận ra văn công Việt Cộng được đài RFA xử dụng đã láo phét như thế
nào. Vấn đề đáng quan tâm là khi cho đăng những loạt bài bịa đặt như thế, Địch
và “Đồng Minh” đang muốn gì?
Trước khi
Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ họp với Tổng Thống Obama ngày 25.7.2013 và
đưa ra Tuyên bố chung về thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện Việt
Nam -Hoa
Kỳ”, các viên chức Hoa Kỳ và Việt Nam đã gặp nhau nhiều lần để thiết lập
những thỏa thuận mà hai bên sẽ làm. Riêng Ngoại Trưởng John Kerry đã đi Việt Nam
17 lần. Qua các diễn biến của tình hình, chúng ta có thể thấy có ba yêu cầu của
Hà Nội đang được Washington thực hiện: Xóa bỏ Giáo Hội Ấn Quang, xóa bỏ Mặt Trận
Hoàng Cơ Minh và xóa bỏ nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm.
1.- Vấn đề
xóa bỏ Giáo Hội Ấn Quang: Hà Nội muốn Hoa
Kỳ đưa Hòa Thượng Quảng Độ qua Mỹ để xóa sổ Giáo Hội Ấn Quang trong nước, nhưng
Thầy Quảng Độ không chịu đi. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Washington và Hà Nội
đang tạo ra cuộc chiến nội bộ để Giáo Hội này tự tan rã..
2.- Vấn đề
xóa bỏ Mặt Trận Hoàng Cơ Minh: Video
“Terror
in Little Saigon” là lá bài định
mệnh, nó được biên soạn và cho phổ biến để làm tiêu tan hình ảnh
“Kháng chiến phục
quốc” của Mặt Trận và
những người Việt chủ trương diệt Cộng. Cuốn phim này do A.C.
Thompson thực hiện nói về vụ ám sát các nhà báo Việt ở Hoa Kỳ trong những năm từ
1981 đến 1990 vì chống Mặt Trận. Thompson cho biết cuốn phim được Frontline
tài trợ. Frontline lại được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ
một phần, mà tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp. Mục tiêu của việc thực hiện
cuốn phim này chắc chắn không phải là kinh doanh mà là chính trị.
A.C.
Thompson xác định rằng “chính phủ
Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả”. Bây giờ
khi cho ra cuốn phim nói trên, Hoa Kỳ muốn nói với Hà Nội rằng chúng tôi đang
dẹp chúng nó. Tuy nhiên, với câu thòng “cho đến nay chưa
có bằng chứng cụ thể để truy tố một nghi can”, CIA chỉ muốn
bảo Mặt Trận phải tạm thời im đi, khi nào cần tao sẽ kêu chúng mày!
3.- Vấn đề
xóa bỏ tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm hàng năm: Đảng
CSVN rất sợ chiến dịch này sẽ đẩy Ngô Đình Diệm lên trên Hồ Chí Minh. Trong bài
phát biểu tại cuộc họp ở Lubbock “40 năm đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm -
1/11/1963" ông Bùi Tín có nói rằng "ông Hồ Chí Minh tỏ ra không bằng
ông Ngô Đình Diệm". Do đó, Hà Nội đã ra lệnh cho văn công bịa đặt ra
nhiều chuyện để hạ thấp gia phả họ Ngô xuống. Nhóm văn công của Ấn Quang như Vũ
Ngự Chiêu, Trần Gia Phụng, Nguyễn Xuân Quang (Tâm Diệu), Đào Văn Bình… đã tiếp
tay bằng cách nhai lại, nhưng chẳng đi tới đâu.
Phải
chăng Nguyễn Văn Khanh “từ Tòa Bạch Ốc” của đài Á Châu Tự Do (RFA) đã được lệnh
phải tiếp tay với văn công Hà Nội?
Nhưng
chúng tôi xin lưu ý Nguyễn Văn Khanh rằng đài RFA cũng thuộc vào loại đang bị Hà
Nội khiếu nại vì cho rằng “quậy quá”. Biết đâu trong ít lâu nữa, chương trình
Việt ngữ trên đài RFA sẽ bị cắt bớt giờ vì “thiếu ngân sách” và có thể trở thành
“đài câm” như BBC? Phận mình không lo lại đi lo phận người khác!
Tổng Thống
Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông đã gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống
Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Thống
Ngô Đình Diệm:
“Việc hạ sát ông
Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm
một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi
khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như
một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối
lại.”
(Richard Nixon,
The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 –
257).
Ngày
10.11.2015
Lữ
Giang
Xem bài
“Thăm cố hương của
cố Tổng thống Ngô Đình Diệm” của
RFA:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét