Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015
VC Nguyễn Phú Trọng muốn Mỹ tiếp đón như TT Ngô Đình Diệm!
Cảnh tiếp đón TBT VC Nguyễn Phú Trọng tại phi trường Andrew, Hoa Kỳ. Nguyễn Phú Trọng đứng bơ vơ, cô đơn, lạc lõng, giữa một đám người nhốn nháo, vô trật tự, và hầu như không một ai chú ý đến NPT!!!
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015
Đức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô khởi đầu chuyến thăm Hoa Kỳ
Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015
MỘ CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ BÀO ĐỆ NGÔ ĐÌNH NHU LÚC BAN ĐẦU.
Đó là một rẻo đất nhỏ nằm giữa Bộ Tổng Tham Mưu và ngĩa trang Bắc Việt Tương Tế. Bọn phản loạn không dám cử hành nghi lễ an táng cho một vị Quốc Trưởng đành dập vùi anh em ngài ở một chỗ như thế !!! Lúc chôn cất chỉ đơn sơ thế này :
Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015
CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA
Bài viết của Aladin Nguyen
Hôì 4:30 trưa thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015
PHẬT GIÁO TIẾC THƯƠNG VÀ TRI ÂN CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm tiếp đoán các nhà sư thuộc Ủy Ban Thống Nhât vì sự bảo vệ Phật Giáo thuần khiết tại dinh Gia Long, Sài Gòn, tháng 9 năm 1963. Ảnh bởi TIME/ LIFE Megazine.
------------
NGUYEN KIM KHANH
Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare" bà Maguerite Higgins cho biết: "1275 ngôi chùa được xây cất, 1295 ngôi chùa được trùng tu dưới trào Ngô Đình Diệm".
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015
DÒNG DÕI YÊU NƯỚC VÀ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Nhân lễ giỗ ĐHY Nguyễn Văn Thuận: DÒNG DÕI YÊU NƯỚC VÀ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Ngày 16.09.2015, chúng ta kỷ niệm 12 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận vâng lịnh Thiên Chúa rời trần gian để về Nhà Cha hưởng vinh phúc. Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, được Hội đồng Công lý và Hòa bình mời tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’, đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà nội chặn lại không cho xuất cảnh sang Bangkok (Thái lan) trên đường đi Rôma (Ý đại lợi). Ông Đức kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA biết : « Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc ». Tại sao, với hai ‘tội nặng’ này và bị giam giữ 13 năm, trong có những năm biệt giam, nhưng đảng cộng sản không dám đem Đức Cha ra tòa xét xử ?
Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015
Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015
VIẾT CHO NGÀY 01 THÁNG 11: MUÔN ĐỜI THÀNH KÍNH TRI ÂN.
Ngô Tổng Thống Muôn Năm
Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng. Nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông nội tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.
THƯ MỜI Lễ giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 (1963 – 2015)
KHỐI TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỨC QUỐC
THƯ MỜI
Lễ giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 (1963 – 2015)
Kính thưa quý Đồng Hương,
trong thời cận đại của lịch sử Việt Nam, đã có nhiều biến cố xảy đến cho Dân Tộc. Trong đó, cuộc binh biến 01.11.1963 được xem là một trong những biến cố quan trọng hàng đầu. Vì đã sát hại một Vị lãnh đạo quốc gia đầy tâm huyết và tài đức, để rồi biến cố ấy đã trở thành một trong những nguyên nhân đưa đẩy Dân Tộc tới ngày tang thương 30 tháng 04 năm 1975.
"Ai chết cho quê hương, sống muôn đời." (danh ngôn)
Để tưởng niệm và tri ân, chúng tôi trân trọng kính mời quý Đồng Hương vui lòng bớt chút thời giờ đến tham dự Lễ giỗ lần thứ 52 Cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm lúc 15 giờ 00, thứ bảy 31.10.15
tại St. Johannes, Urfstr. 214, 41239 Mönchengladbach
20 TẬP TÀI LIỀU PHÓNG SỰ VỀ CỐ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
Phóng sự tài liệu Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Tập 2
Phóng sự tài liệu tổng thống Ngô Đình Diệm
- Tập 3
Phóng sự tài liệu Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Tập 4
Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015
Nhớ đến cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm
Ls. Lê Công Định
Lúc thiếu thời đi học, nhắc đến cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu”. Về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe. Ông bà nghiêm nghị cấm tôi không nên bắt chước thầy cô, vì như thế là vô lễ và bất kính đối với các bậc tiền nhân. Sau này, trưởng thành, có dịp đi làm việc ngang vùng Ninh Thuận, một đồng nghiệp lớn hơn tôi vài tuổi hỏi: “Nghe nói vùng này là quê hương của thằng Thiệu?” Tôi cau mày, đáp: “Dù sao ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đáng bậc cha chú của anh mà! Nếu mình đi đến vùng Nghệ An, em nói đây là quê hương của thằng Hồ, anh sẽ cảm thấy thế nào?” Anh ấy chống chế: “Xin lỗi, thói quen thôi mà!” Từ đấy anh ấy xem tôi là “phản động” (!). Tôi hãnh diện về tiếng “phản động” đó, vì nhớ đến lời giáo huấn đạo làm người của cha mẹ tôi.
TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM: Một đời vì dân và nước
Vị Tổng Thống Dân cử (Nguyên Thủ Quốc Gia) đầu tiên của Chính phủ VNCH.
Nhớ lại 9 năm , 9 cái mùa Xuân Thanh Bình Thịnh Trị (1954-1963) của Đồng Bào VIỆT NAM ở Miền Nam , dưới thời Chí Sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM là Vị Tổng Thống Dân cử (Nguyên Thủ Quốc Gia) đầu tiên của Chính phủ VNCH.
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
Sách giáo khoa thời VNCH
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)