VÉN MÀN LỊCH SỬ - BÀI HAI - PHẦN HAI
IV. NHỮNG HIỆU QUẢ CỦA KHU TRÙ MẬT VÀ QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC
Lê Nguyễn nghĩ có một chính sách chúng ta cần phải nói đến, đó là Chánh Sách Dinh Điền được tổ chức trước Quốc Sách Ấp Chiến Lược, để thấy rằng các nhà lãnh đạo Đệ Nhất Cộng Hòa đã có cái nhìn thấu đáo, thông suốt trong Chánh Sách An Dân của mình.
Vào ngày 17-9-1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội Các như Quốc Phòng, Nội Vụ.. chỉ định ông Ngô
Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bởi vì số người Công Giáo di cư chiếm khoảng 70% tổng số người tị nạn, cho nên có một Tổ Chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Đức Giám Mục Phê-rô Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vào lúc ấy, tổng số Dân Miền Bắc ra đi vào Miền Nam là 875. 478 người và được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn.
Lê Nguyễn cảm thấy một điều đáng trách và đáng buồn, hầu hết các cơ sở dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đã bị chánh quyền kế tiếp giải thể, coi như một thứ con ghẻ không hề lưu tâm đến như trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, tất nhiên sự kiện ấy, đã góp thêm nhiều yếu tố thuận lợi cho Hà Nội tạo nên Biến Cố Đau Thương Tết Mậu Thân 68, chúng tổng công kích các thành phố toàn cỏi Miền Nam. Rõ ràng nhất, là HỆ THỐNG KHU TRÙ MẬT và ẤP CHIẾN LƯỢC được tổ chức và được Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nâng lên hàng QUỐC SÁCH. Thì Dương Văn Minh và nhóm tướng phản trắc dẹp bỏ hết.