Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Ai thật sự là người đã giải thể khối cộng sản Liên Bang Sôviết?


Sức mạnh của sự cầu nguyện / Sự sụp đổ của UdSSR

Trong ngày lễ truy điệu Đức Thánh Cha Giôan-Phao-Lồ II (08-04-2005) một Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Nga (Orthodoxe Kirche) đã đề cập sơ qua ngày 08-12-1991, ngày mà Nga ký kết giải tán Cộng sản Liên-bang Sô-viết. Nay tôi mới tìm ra tài liệu viết về sự kiện này, nên xin chuyển đến quý bạn bài phỏng dịch „Der Tag, an dem die Sovietunion unterging“ của ông Paul Flückiger (đăng ngày 08-12-2016).

Mặc dù chuyện xụp đổ của Cộng Hòa Sô-viết đã xẩy ra trước đây 28 năm nhưng tôi xin đề cập lại để nêu lên ba điểm sau với hy vọng trong dịp khác được góp ý thêm về điểm thứ ba:
Tư tưởng cho rằng chính ông Michael Gorbatschow là người đã giải thể Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sô-viết rất phổ quát cho nên thỉnh thoảng trong cộng đồng Việt Nam quốc gia rộ lên những ý nghĩ Việt-nam cần phải có một minh-quân, một Gorbatschow mới có thể thay đổi đươc tình thế tại Việt Nam?! Tôi thường cảm thấy băn khoăn khi nghe hay đọc những lập luận „chờ đợi một minh quân“: Không biết vì thất vong cho tình trạng b ấp bênh của đất nước hay để che đậy cho trạng thái “vô cảm”? Có điều chúng ta phải phân định rõ ràng: Trong một xã hội dân chủ có tranh cãi để thuyết phục nhưng không có chuyện thần thánh hóa cá nhân nên nhiều khi tạo ra những dao động lớn nhỏ trong cộng đồng, sự kiện này không phải là lý do làm chúng ta nản lòng… Nếu đặt đ ối tượng của chúng ta là một nước Việt phúc lộc, bình đẳng, dân chúng ấm no; chứ chúng ta không có nhu cầu tôn thờ một lãnh tụ trong khi hầu hết đám dân đen với hàm răng “mái hiên” vì thiếu dinh dưỡng…

Trong một xã hội độc tài đảng trị người chỉ huy được quân đội luôn có ưu thế hơn người nắm giữ công an mật vụ. Áp lực của sức mạnh quân sự không chỉ luôn gây ra tình trạng đổ máu . Ước gì một trường hợp tương tự sẽ xẩy ra tại Việt Nam! 

Đúng vào ngày lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Mariä Empfängnis) , ngày mồng 08 tháng 12 năm 1991 ba nguyên thủ thuộc khối Cộng-sản Nga ngồi lại với nhau ký kết giải thể nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sô-viết đã ứng nghiệm lời tuyên báo của Đức Mẹ Fatima vào ngày 13-07-1917 tại Bồ-Đào-Nha: „Hãy cầu nguyện và lần hạt Mân-côi“ … „Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ sẽ toàn thắng“ . 

Ngày mà Liên-bang Sôviết chìm xuồng

(Der Tag, an dem die Sovietunion unterging) – Paul Flückiger (08-12-2016)

Kể sau 24 giờ ngày 31-12-1991 Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết (UdSSR) chính thức bị xoá tên trong cộng đồng thế giới. Trước đó không lâu (24 ngày) sự kết liễu này đã được các nguyên thủ quốc gia Nga, Belarus (Weißrussland) và Ukraine ký kết tại lâu đài “Staatsdatscha” nằm trong khu rừng gìa Belowesch thuộc nước Belarus.
Stanislaw Schuschkewitsch. Trên màn ảnh sau lưng ông ta (từ trái sang phải): Leonid Krawtschuk, Stanislaw Schuschkewitsch và Boris Jelzin ở Wiskuli vào ngày 08-12-1991

Vào ngày 07-12-1991 nguyên thủ quốc hội nước Belarus, ông Stanislaw Schuschkewitsch mời hai vị Tổng Thống nước Nga, ông Boris Jelzin và nước Ukraine, ông Leonid Krawtschuk đến họp mặt tại lâu-đài Staatsdatscha trong khu rừng săn Wiskuli thuộc Belowesch sát biên giới nước Ba-lan. Họ dự định cùng nhau đi săn heo rừng và trong dịp này họ muốn bàn đến việc cung cấp khí đốt và dầu hôi không đều đặn của nước Nga. Mùa đông gía buốt đến mà lượng nhiên liệu dự trữ cho nhân dân Belarus đã kiệt quệ. Tình trạng khan hiếm này đối với nước Ukraine cũng không khả quan hơn.

*Krawtschuk đòi hỏi dẹp bỏ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết (UdSSR)
Schuschkewitsch (phải), L. Krawtschuk (ngày 21-12-1991). 

Về việc thiếu hụt dầu-hôi và khí-đốt được giải quyết một cách nhanh chóng vì Jelzin hứa sẽ tăng lượng cung cấp. Sau đó họ đề cập ngay đến câu hỏi thời sự thật khẩn trương về tương lai của Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết. Không ngần ngừ Tổng-thống Nga, ông Jelzin giải bầy, theo ông Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết đặt trong trường hợp nhất định nào đó vẫn còn có thể tiếp tục được. Rồi ông đề nghị với ông Krawtschuk và ông Schuschkewitsch: Một cách đơn giản có thể khả thi là thay thế hiến-pháp đương thời của Liên-bang Sôviết bằng một hợp-đồng mới. Không ngần ngại, không dấu diến Tổng-thống Ukraine, ông Leonid Krawtschuk phản đối đề nghị của Jelzin và đòi hỏi tiên quyết phải giải thể Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sô-Viết trước khi một Liên-bang mới nào đó được thành hình.

*Những tranh cãi nóng bỏng trong men rượu Wodka

Và rồi những cuộc tranh cãi được kéo dài một cách sôi sục trong men rượu Wodka. Cuối cùng Jelzin cũng phải chiều theo ý của Krawtschuk đi đến quyết định kết thúc sự hiện hữu của Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sô-viết (UdSSR) và sau đó biên soạn một hiệp-ước cho một Liên-bang mới. Không trì hoãn họ tiến hành công việc này ngay tại đó, vào ngay đêm đó. Với sự cộng tác của chuyên viên phía Jelzin và nhân viên tùy tùng của Schuschkewitsch một bản hợp-đồng sơ khởi viết bằng tay được cho ra chào đời trong đêm hôm đó, chiếu theo bản thảo này thì ba nước Russland, Belarus và Ukraine thành lập một “Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ” để thay thế cho Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết (UdSSR) liền ngay như có thể.

*Diễn tiến đến sự kết thúc của Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết (UdSSR)

Trưa ngày 08-12-1991 tất cả các thành viên đã hoàn toàn thống nhất và không còn một thắc mắc nào khác ngoài các tiết mục của bản hiệp ưóc gồm 14 điều khoản, trong đó có những ký kết như là ba nước này tôn trọng ranh giới của nhau và khí giới hạt nhân được đặt dưới sự kiểm soát chung của ba nước. Cuối cùng Krawtschuk đưa ý kiến muốn đổi một từ kép cho tên gọi của cộng đồng: Thay vì “Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ (Gemeinschaft demokratischer Staaten)” đổi thành “Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Gemeinschaft unabhängiger Staaten)”, Đề nghị này được thông qua vì không ai phản đối. Jelzin cụng một ly Wodka sau mỗi một điều khoản được thông qua. Hành lang lớn rộng của thang lầu trong lâu đài Datscha được các nhân viên giúp việc trang trí với ba lá cờ của ba nước (Nga/Belarus/ Ukraine) cùng với những nhánh thông tươi chặt từ rừng Wiskuli. Đúng 14 giờ ba nguyên thủ đặt bút ký “Hiệp-định Belowesch”. Đến đây kể như mọi việc đã hoàn tất. Ngay cả trong lời mở đầu của Hi ệ p-định cũng được xác quyết “Liên Bang Sô Viết, một chủ thể theo công pháp quốc tế cũng như được phân định qua những ranh giới chính trị rõ ràng nay đã không còn hiện hữu” .
* Gorbatschow được thông báo mật về mọi chi tiết của phiên họp này

Khi Hiệp-định được ký kết xong Jelzin mới nghĩ đến Tổng Thống nước Kasachstan, ông Nursultan Nasarbajew trên nguyên tắc cũng phải ký vào bản hiệp-ước vì nước Kasachstan là nước lớn thứ hai của Liên-bang Sôviết, hơn nữa nước này giữ khoảng 1500 đầu đạn nguyên tử. Nước có nhiều khí giới nguyên tử hơn thế chỉ là nước Nga và nước Mỹ. Nasarbajew đang trên đường đến Mạc-tư-khoa để gặp Gorbatschow thì Jelzin gọi điện thoại cho ông ta biết về bản hiệp định vừa được ký kết và yêu cầu ông ta đến ngay Wiskuli. Nhưng Nasarbajew lại đến gặp Gorbatschow thuật lại câu chuyện điện thoại của Jelzin và Hiệp-định Belowesch. Gorbaschow tỏ ra không ngạc nhiên và vẩy tay trong trạng thái thất vọng. Lý do vì lâu-đài Datscha ở Wiskuli hoàn toàn được trang bị bí mật những “con rệp dò thám” cho nên nhân viên tình báo KGB đã thông báo từng giờ cho Gorbatschow về diễn tiến tại Wiskuli.

*Jelzin thông báo cho George Bush –

(Trong một bài viết khác ông Flückiger có viết sự kiện này cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng)

Sau khi ký hiệp ước Belowesch ba vị thủ lãnh lại tiếp tục đi săn heo rừng. Khi trở lại họ ngạc nhiên vì chưa thấy Nursultan Nasarbajew đến. Qua điện thoại họ cũng không gặp được ông ta. Nhưng rồi họ không để ý đến chuyện này nữa và Stanislaw Schuschkewitsch mời bạn dùng cơm chiều. Chiều tối Boris Jelzin gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ, George Bush để kể cho ông về quyết định buổi chiều, chuyện gỉải thể Liên-bang Sôviết. Bush tưởng mình nghe lầm, ông không thể tin được những gì Jelzin nói cho ông nghe.

*Cuộc chạy trốn của Jelzin

Bất thình lình Jelzin linh tưởng có chuyện gì rất nguy cập cho mình vì nghĩ là Nasarbajew có thể đến gặp Gorbatschow và bị ngăn cản không cho đến Wiskuli. Phải chăng ý tưởng làm Jelzin khổ não là: Nếu Gorbatschow ra lệnh cho toán quân của mật vụ Nga (KGB) đến Wiskuli để bắt ông vì tội âm mưu chống lại “nhà nước”? Nên Jelzin tức tốc sai người chở ông ngay ra phi trường để bay về Mạc-tư-khoa. Nơi đó là trung tâm quyền lực của Jelzin, thể như ở trong “Nhả Trắng” ông sẽ hoàn toàn được bảo vệ.

* Sự thành lập “Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập” (GUS)

Gorbatschow coi như không còn quyền lực để hành xử “những kẻ âm mưu ở Belowesch”. Ông biết quân đội đứng về phía Jelzin. Chính Gorbatschow chỉ còn trong tay cơ quan tình báo Nga (KGB). Ông rất cay đắng và thất vọng về những người đã từng là đồng chí của ông: Sau này ông hay nói rằng “Tôi đã luôn cảnh báo về sự tan rã của Liên-bang Sôviết. Họ đã phá vỡ Liên-bang Sôviết. Tất cả chỉ vì quyền lực”. Đối với Gorbatschow thì Cộng-hoà Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết rất còn có thể cứu vãn được. Theo cái nhìn của Gorbatschow thì Jelzin, Krawtschuk và Schuschkewitsch đã kết liễu sự sống còn của Liên-bang Sôviết.

Vài ngày sau cuộc họp có tính cách lịch sử tại lâu-đài Datscha trong khu rừng Wiskuli “Hiệp-định Belowesch” được quốc-hội Nga, Belarus và Ukraine phê chuẩn. Vào ngày 21-12-1991 tại thủ đô Alma Ata thuộc nước Kasachstan, Boris Jelzin, Leonid Krawtschuk, Stanislaw Schuschkewitsch cũng như Tổng Thống nước Kasachstan, ông Nursultan Nasarbajew ký tên vào văn bản thành lập “Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập” (GUS), có tất cả 11 nước của Cộng-hòa Sôviết cũ gia nhập Cộng Đồng (GUS). Thủ-đô Minsk của nước Belarus được chọn làm trụ xở hành chánh của “Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập” (GUS).

* Lá cờ đỏ của Liên-bang Sô-viết bị hạ xuống

Michael Gorbatschow tuyên bố từ chức trên truyền hình. Hình bản quyền: dpa

Từ đó Michael Gorbatschow trở thành người cô độc. Ông là Tổng Thống một nước, một nước thực sự không còn hiện hữu nữa. Vào ngày 25-12-1991, bốn ngày sau khi “Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập” (GUS) chính thức được thành lập ông lên truyền hình đọc tuyên cáo từ chức: “Tôi xin kết thúc chức vụ Tổng Thống của Cộng-hoà Xã-hội Chủ-nghĩa Liên-bang Sôviết (UdSSR). Tôi tin rằng những nỗ lực của chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ gặt hái được nhiều thành quả. Mọi dân tộc của chúng ta sẽ được sống trong một cộng đồng thịnh vượng và dân chủ”. Sau đó ông chuyển giao cho Jelzin chiếc “cặp hạt nhân” của Nga.

Đúng nửa đêm ngày 31-12-1991 “Cộng Sản” Liên-bang Sôviết đã chính thức cáo chung. Lá cờ đỏ đươc kéo xuống để thay thế bằng cờ “tam sắc” Nga Hoàng thuở xưa.

Đào-văn-Bất_Cologne 04-03-2019, phỏng dịch theo bài của Paul Flückiger:

“Der Todesstoß für die Sowjetunion”, www.tagesspiegel.de ; “Die ‘Verschwörung’ im Wald”, 8.12.2016, www.n-tv.de ; “Prost! Auf den Untergang”, www.zeit.d

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét