Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Vị Quốc Vong Thân: 02.11.1963



Bài viết này tôi gặp được trên mạng. Tuy rất tâm tình nhưng có thể vì lí do thời gian nên có vài sự thật mà khi viết, tác giả chưa được biết !

Vị Quốc Vong Thân: 02.11.1963

Sự kiện Phật Đản, 1963 tại Huế do Thượng toạ Trí Quang xách động xảy ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chính phủ Tổng thống Kennedy bỏ rơi Tổng thống Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ nền đệ nhất Cộng hoà, đã đưa Miền Nam đến tình trạng hỗn loạn. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam – Chợ Lớn.

Sau khi bị lật đổ bởi các Tướng Lãnh dưới quyền (mà Tổng thống Diệm từng gắn sao trên cổ áo cho họ) ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông cùng em trai – cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam, ông cùng với ông Nhu gọi điện chấp nhận bàn giao chính quyền cho các Tướng Đảo chánh để tránh tình trạng chia rẽ quân đội trong công cuộc chống cộng. (Tôi hoàn toàn có chứng cớ là Tổng thống Diệm có thể lật ngược thế cờ tiêu diệt các Tướng phản loạn, nhưng Ông không làm. Cố vấn Nhu đành thúc thủ. Nên nhớ Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống thiện chiến trung thành có thể đánh tan cả sư đoàn bộ binh. Các binh sĩ trang bị tiểu liên M.2, súng diệt chiến xa, súng phòng không hạ chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, một chi đoàn thiết giáp M.113. Tư lệnh Lư đoàn đã từng vị Trung đoàn trưởng trẻ nhất QLVNCH khi 25 tuổi (1961) nhưng nhận lệnh bàn giao, họ đã bật khóc uất hận. Đây là một sai lầm của Tổng thống vì quá nhân đức!)

Trên đường bị chở về Bộ Tổng tham mưu, ông và Ngô Đình Nhu bị một thiếu tá trong lực lượng đảo chính hạ sát dã man.

Trong khoảng thập niên 1980, Cộng sản ra lệnh di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu ngày nay. Mộ hai ông nằm hai bên mộ thân mẫu, bà Phạm Thị Thân, ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và “Huynh” (chỉ ông Diệm) hoặc “Đệ” (ông Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh.

Bài học Lịch sử

Bài học lịch sử quan trọng và thiết thật nhất mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia. Tổng Thống Diệm là con người đã hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác với cứ điều gì. Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu chống cộng cũng mất.

Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói:

– Nếu Qúy Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi ? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghiã.

Và như chúng ta đã biết thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn và cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Bài học lịch sử thật đắt giá, dã man và tàn bạo !!

Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở:

– Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy.

Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon:

– Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm ! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm khi cầm quyền. Nhưng bất cứ người nào, dù là đồng minh như Hoa Kỳ hoặc đối thủ như Cộng sản, cũng phải công nhận rằng Tổng Thống Diệm là một nhà lãnh tụ nhiệt tình yêu nước, thương dân, trong sạch, khí phách và không làm cho người dân Việt phải hổ thẹn, vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và uy quyền quốc gia. Không một gia đình Việt Nam nào đã phải hy sinh quá nặng nề như thế cho Dân Tộc, mất một lần bốn người con ưu tú: một vì tay cộng sản và ba vì tay quốc gia !

Hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương là một bài học lịch sử quý giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc, chống CS. Nhưng chắc chắn mãi mãi vẫn là của lễ vô giá dâng trên Tổ Quốc.

Nguồn FB:
https://www.facebook.com/groups/890946627630805/?multi_permalinks=1608284865896974%2C1607563799302414&notif_id=1509026259606207&notif_t=group_activity

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét