Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

NGÔ TỔNG THỐNG DƯỚI ĐÈN ĐỌC SÁCH (Kỳ 3) dẹp loạn sứ quân


Bình Xuyên:Tướng Lê văn Viễn (Bảy Viễn)

Bảy Viễn (1904-1970) là tên của một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp, sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.

Tung hoành ngang dọc

Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh). Cha là Lê Văn Dậu, người Hoa gốc Triều Châu.

Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.

Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù.

Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng). Tuy nhiên, đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại.

Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu. Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm.

Tham gia kháng chiến

Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy.

Ngày 20 tháng 2 năm 1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của Pháp ở Bến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sát về cứu nguy cho mặt trận An Hóa – Giao Hòa. Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành.

Tháng 5 năm 1946 Tướng Nguyễn Bình tư lệnh Viêt Minh tại Nam bộ ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp.

Tháng 12 năm 1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sát.

Cuối tháng 5 năm 1948 Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sát, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương (Lagrange) đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7.

Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của Phòng nhì Pháp. Bảy Viễn phản đối quyết liệt.

Về thành

Rạng sáng ngày 27 tháng 5 năm 1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí không ngăn cản nhưng âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn. Cho nên khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội.

Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá.

.Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade).

.Từ năm 1948, lực lượng Bình Xuyên ly khai là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp, địa bàn hoạt động ở xung quanh Sài Gòn. Dưới sự đồng thuận của Pháp, Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ (gái mãi dâm), cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn trong đó phải kể Casino Grande Monde (Đại Thế Giới), Casino Cloche d’Or (Kim Chung), Bách hóa Noveautes Catinat[1].. Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên trở thành một bộ phận Sứ Quân cát cứ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Bị trấn áp và lưu vong

Tháng 7 năm 1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính thành lập chính phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Lê Văn Viễn, vị chỉ huy Bình Xuyên đòi được tham chính và đưa ra yêu sách lập chính phủ mới. Lực lượng Bình Xuyên cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo còn lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chính phủ phải có danh sách mới trước ngày 26 tháng 3 năm 1955. TT Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4 năm 1955 thì quân Bình Xuyên đánh thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn và rút về Rừng Sát.

Tháng 9 năm 1955 TT Ngô Đình Diệm cử đại tá Dương Văn Minh thay Tướng Thế mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sát. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên.

Một lực lượng Bình Xuyên ly khai khác do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ rồi theo Việt cộng Sau 1975 la Đại tá CS hồi hưu sống tại Sài gòn.

Năm 1970 Bảy viễn qua đời tại Paris.

----------***********------------------

BA CỤT

Ba Cụt 

1923 – 1956) tên thật Lê Quang Vinh là chỉ huy quân đội của giáo phái Hòa Hảo chống lại Quân đội Quốc gia Việt Nam, Việt Minh, vào những năm cuối thập niên 1940 và đầu thâp niên 1950.

Lực lượng quân sự của giáo phái Hòa Hảo được thành lập dưới sự hậu thuẫn của quân đội Pháp như là Lực lượng Bổ sung (Suppletif Forces) để chống Việt Minh. Và Ba Cụt là một trong những chỉ huy của lực lượng này, được Pháp gắn lon Đại tá

Sau năm 1954, TT Ngô Đình Diệm cho tiến hành thương thuyết với các giáo phái để thống nhất lực lượng quốc gia, tiến tới thành lập Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng dưới sự hỗ trợ và khuyến khích của Pháp, Ba Cụt không những không hợp tác mà còn liên minh với quân Bình Xuyên để chống lại chính phủ. Tự phong Thiếu tướng .

Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho tiến hành các chiến dịch Đinh Tiên Hoàng (mở ngày 23 tháng 5 năm 1955) và chiến dịch Nguyễn Huệ (mở ngày 1 tháng 1 năm 1956) để tiêu diệt quân Ba Cụt nhưng vẫn không thanh toán được. Sau đó TT Ngô Đình Diệm chỉ đạo cho PTT Nguyễn Ngọc Thơ thương thuyết, chấp nhận cho Ba Cụt về hợp tác với chính quyền, phong thiếu tướng, Ba cut giả vờ thương thuyết để rút vảo Đồng tháp Mười kháng chiến, nhận viện trợ của Pháp rồi vào phút cuối trở mặt.

Ngày 2.6.1956 QLVNCH tiến quân vào nơi trú ẩn Ba cụt, bắt sống ông ta trên chiếc thuyền nhỏ. Ông ta tuyên bố trên đường ra hợp tác với chính quyền?

Cả hai phiên tòa sơ thẩm (ngày 11 tháng 6 năm 1956) và thượng thẩm (ngày 26 tháng 6 năm 1956) của Tòa Đại Hình và phiên tòa ngày 4 tháng 7 năm 1956 của Tòa Án Quân Sự đều tuyên án tử hình Đai tá Lê Quang Vinh với tội danh mưu phản. (Khi bắt đầu thương thuyết lần đầu 1-1-1956, đến khi bị bắt 2.6.1956, hơn 5 tháng sau vì vậy lý do ông tuyên bố khi bị bắt là trên đường ra hợp tác không thể chấp nhận!)

Vào lúc 5 giờ 45 phút sáng ngày 13 tháng 7 năm 1956, Ba Cụt đã bị hành quyết bằng cách lên máy chém tại Cần Thơ.

Nguồn: sưu tầm Internet


NGÔ TỔNG THỐNG DƯỚI ĐÈN ĐỌC SÁCH (Kỳ 1) Tiểu Sử và gia đình


NGÔ TỔNG THỐNG DƯỚI ĐÈN ĐỌC SÁCH (Kỳ 2) Thu phục Dũng Tướng Trịnh Minh Thế:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét