Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

NGƯỜI KIẾN TRÚC SƯ NỀN TẢNG CHÍNH TRỊ CHO CHÍNH THỂ VNCH

Một khiếm khuyết rất lớn cho một hậu duệ VNCH và những người đã từng sống tại miền nam trước 1975 nếu như chỉ biết người sáng lập chính thể VNCH là Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà không biết tới một trí thức khác trong gia đình họ Ngô đó là ông Ngô Đình Nhu, bào đệ của nhà lãnh đạo lừng danh của miền nam VN từ vĩ tuyến 17 tới mủi Cà mau, ông là một trí thức có tầm ảnh hưởng quan trọng của các cấu trúc xây dựng nền chính trị cho chế độ VNCH đệ nhất. Nếu xem ông Diệm là người lãnh đạo tài ba và hiếm có của VN trong một thập kỷ qua, thì ông Nhu chính là cái xương sống của căn nhà VNCH. Chúng tôi hậu duệ VNCH rất hảnh diện về những thành phần lãnh đạo của chế độ đệ nhất VNCH và sẽ viết bổ túc sự thiếu sót của truyền thông và tập thể các hội đoàn cựu chiến sĩ VNCH về việc vinh danh ông Ngô Đình Nhu.

Để hoàn thành bài viết thât trung thực chúng tôi đã phải bỏ qua rất nhiều luận điệu xuyên tạc của các tôn giáo không thiện cảm về ông trong lúc chế độ còn tồn tại và nhất là các xuyên tạc sai lạc của truyền thông cộng sản. Ông là người đã cùng với người anh mình đưa ra một chương trình phát triển toàn diện con người và xã hội VNCH trong thời gian các ông tại vị, và các ông còn đưa ra chiến lược chống cộng triệt để ở miền nam bằng một chủ thuyết rất giá trị với tên gọi là " Chủ Thuyết Nhân Vị". Để kiến tạo một nền tảng chính trị theo chiều hướng vương đạo, thích hợp với hoàn cảnh của VN vừa mới thoát khỏi sự cai trị của thực dân Pháp, chế độ quân chủ của nhà Nguyễn cuối cùng (Bảo Đại) và đương đầu với chế độ Chủ Nghĩa XH do HCM thiết lập ở miền Bắc, để đưa miền nam theo chế độ Cộng Hoà với hướng đi Dân Chủ Tự Do và nền Kinh Tế Thị Trường của Tư Bản. "Tiết trực tâm hư" là một minh chứng cho cái tâm của lãnh tụ miền nam Ngô Đình Diệm tương khắc với búa liềm của giai cấp vô sản.

Hai anh em nhà Ngô đã có cái nhìn từ sự khổ đau của Việt tộc trong chiều dài lịch sử, nên đã phát hoạ một hành trình hành động rất dài cho hạnh phúc Việt tộc, các ông đã tâm sự: “Dân-tộc Việt-Nam đã bị lạm-dụng từ lâu, nay đang tìm lối đi, một đường lối chắc chắn dẫn họ đạt tới những lý-tưởng nồng nhiệt khát khao từ lâu. Tôi cương quyết vạch đường lối ấy cho dân-tộc, bất chấp moị chông gai gian-khổ.”

Chính từ cái nhìn thật xa và rộng của hai anh em nhà Ngô nên miền nam thời đó đã thấy xuất hiện con đường Nhân-Vị, cũng là chủ thuyết chính-trị đã khai sanh ra nền đệ nhất Cộng-Hoà 1955-1963 tại miền nam Việt-nam và là kim chỉ nam trong việc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, phát triển đất nước để mưu cầu hạnh phúc cho Việt tộc - Đây là Chủ-thuyết trực-tiếp ảnh hưởng đến sự an-nguy của hai chục triệu người miền nam VN trước 1975, nhưng mãi đến nay vẫn chưa thấy những bài viết đưa ra truyền thông cộng đồng trên FB trong suốt thời gian dài qua, đây là việc mà Hậu Duệ VNCH chúng tôi cảm thấy rất thiếu sót về những nhân cách lớn, một triết gia và còn là một trí thức từng lãnh đạo VNCH.

Ngô Đình Nhu sinh ngày 7.10.1910 tại xã Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nhưng nguyên quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình làm quan trong triều Nguyễn, , theo đạo Công giáo tại Đại Phong, tỉnh Quảng Bình. Từ nhỏ ông Ngô Đình Nhu đã nên tiếp nhận nền giáo dục theo phong cách Nho học. Ông Ngô Đình Nhu là người Việt Nam đầu tiên được nhận vào học trường Đại học nổi tiếng của Pháp tại Paris, đó là trường Quốc gia Chartes của Pháp năm vào năm 1935, đo là Đại học Văn khoa và trường Ngôn ngữ phương Đông (trường Cổ tự học Quốc gia Pháp). Ông đã tốt nghiệp và bảo vệ thành công tại Pháp luận văn tốt nghiệp chủ đề “Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ vào đầu thế kỷ 17 và 18". Luận văn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp đánh giá xuất sắt, Ngô Đình Nhu là sinh viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc trường Cổ tự học Quốc gia Pháp với thứ hạng Ba. Cũng là người Việt Nam đầu tiên có bằng Lưu trữ – Cổ tự và bằng cử nhân khoa học nhân văn năm 1938. Sau khi tốt nghiệp trường Chartes, ông Ngô Đình Nhu về nước và được nhận vào làm việc tại Nha Văn khố và thư viện Đông Dương. Trong thời gian làm việc tại đây, với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động” của một “nhà khoa học”, ông đã có những đóng góp để góp phần “cứu nguy” một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ của thời kỳ quân chủ phong kiến để lại cho ngày nay.
Táng 2-1942, Ngô Đình Nhu đề xuất kế hoạch cứu nguy tài liệu Châu bản đang được cất giữ ở Nội các. Kế hoạch của Ngô Đình Nhu đã được Trần Văn Lý – Tổng lý Ngự tiền Văn phòng triều đình Huế trình tấu lên vua Bảo Đại và được phê chuẩn. Sau đó, Ngô Đình Nhu được vua Bảo Đại phê chuẩn làm Chủ tịch Hội đồng cứu nguy Châu bản. Trong 3 năm (1942-1944), với vai trò Chủ tịch hội đồng và cố vấn kỹ thuật, Ngô Đình Nhu đã góp phần quan trọng vào việc tập trung gìn giữ tài liệu của 5 nguồn Quốc sử quán, Tàng thư lâu, Nội các, Viện Cơ mật và Thư viện Bảo Đại vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của Nam triều. Riêng đối với số Châu bản ở Nội các, dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, đã được thống kê, lưu trữ trên kệ và sắp đặt có số thứ tự, đồng thời đã làm ra được ba bản thống kê bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Nhờ vậy, đến nay, dù trải qua chiến tranh số tài liệu trên vẫn được bảo quản an toàn.

Cũng trong thời gian từ 1942-1944, với chức danh Quản thủ viên Lưu trữ và thư viện Trung Kỳ, Ngô Đình Nhu đã thực hiện rất xuất sắc nhiều công việc như: Thống kê tất cả tài liệu của các kho khác nhau; tổ chức và sắp xếp hợp lý; và tổ chức bảo quản trong một kho duy nhất trong điều kiện tốt nhất. Có thể nói, trong thời gian ngắn (1938-1944), Ngô Đình Nhu đã có những đóng góp quan trọng, tạo ra sự biến chuyển quan trọng đối với hoạt động lưu trữ ở Việt Nam.

Đến tháng 1 năm 1945 Chính phủ lâm thời nước VN bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc. Nhưng với chức vụ giám đốc đã không thể cầm được chân một nhà khoa học hoạt động trong lãnh vực chính trị. Và cũng từ sau biến cố chính trị năm 1945, một người cộng sản ít học "hồ chí minh" từ đâu nhảy ra nắm chính quyền miền bắc, đã làm thay đổi mọi tương lai của ông Ngô Đình Nhu, ông đã từ bỏ công việc của một nhà khoa học nhân văn để chuyển sang hoạt động chính trị. Đến năm 1954, khi ông anh Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm thủ tướng, ông đã cùng với anh mình là Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã nổ lực hợp sức xây dựng nền tảng chính trị ngay từ buổi đầu bình minh của miền nam VNCH. Ông chính là người sáng lập ra chủ thuyết Nhân vị Á đông, và là tổng bí thư Đảng Cần lao Nhân vị – là nền tảng tư tưởng chính tri của VNCH đệ nhất. Ông được coi như là một kiến trúc sư của chế độ Việt Nam cộng hòa 1955-1963.
TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH NHU.

Trong những năm học về tài liệu cổ tại trường École nationale des Charter, ông Nhu có dịp tiếp xúc với chủ nghĩa Nhân vị (personnalisme) của Emmanuel Mouier (1905-1950) – một nhà triết học duy tâm Pháp, quan niệm: “con người (nhân vị) có trách nhiệm là giá trị cao nhất, trên các giá trị khác (chính trị, kinh tế, tổ chức x hội). Con người (nhân vị) đây là những bản thể tinh thần (có trước vật chất) theo nghĩa duy tâm – tôn giáo . Toàn bộ thế giới tự nhìn về cấu trúc một xã hội, đó là một cộng đồng nhân vị mà Thượng đế là nhân vị tối cao”. Mounier công kích chủ nghĩa cộng sản nhưng đồng thời cũng “tố cáo xã hội tư bản hỗn độn (kinh tế, xã hội, tư tưởng)”, do đó được một số trí thức Công giáo trẻ tin theo. Triết lý của Mounier đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của ông Ngô Đình Nhu, để rồi sau này đã trở thành một nền tảng quan trọng việc hình thành chủ thuyết Nhân vị Á Đông cho nền chính trị của đảng "Cần Lao Nhân Vị"- một đảng chính trị do người quốc gia thành lập để đối đầu với đảng cộng sản ở miền bắc.
Nhìn chung, xuất thân từ một gia đình theo đạo Thiên chúa giáo và có truyền thống nho học, song ông Nhu sớm có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây và bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng triết học dân chủ phương Tây. Với chủ thuyết Nhân vị đã là một tư tưởng tích cực trong việc đã “Cộng”. Với chủ thuyết đó của ông Ngô Đình Nhu đã ảnh hưởng đến mọi chính sách của chế độ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963.

XÂY DỰNG CHỦ THUYẾT NHÂN VỊ

Năm 1950, khi Ngô Đình Diệm sang Mỹ vận động chính trị, ông Nhu cùng Bửu Dưỡng, Ngô Văn Thúy, Lý Văn Lập kết hợp thuyết Nhân Vị (Personalism) của Emmannuel Mouriers với triết lý của Thiên Chúa giáo hình thành chủ thuyết Nhân vị Duy linh, hay thuyết Nhân vị Á Đông để làm hậu thuẫn cho nền tảng chính trị của người anh trai đang bắt đầu xây dựng ở miền nam VN. Dựa trên nền tảng thuyết Nhân vị (Personnalism) của nhà trí thức người Pháp, Emmanuel Mouniers, ông Nhu đã kết hợp với những bài thuyết giảng giáo lý của các giám mục Công giáo, để cho ra đời chủ thuyết chính trị gọi là chủ nghĩa Nhân Vị. Về căn bản chủ thuyết nhân vị đề cao cá nhân, lấy con người làm trung tâm. Nhân Vị là vị thế của con người, mà con người là mối tương quan với đồng loại, thiên nhiên và Thượng đế. Người là trung tâm để phục vụ, có ưu thế hơn các thực tế khác như dân tộc, nhân loại, hay nhu cầu vật chất. Con người có phần xác và phần hồn, mà linh hồn là cốt lõi vì nó là “một loài linh thiêng, vô hình, bất tử và bất diệt”. Trên mặt triết học, học thuyết này khai thác có hệ thống những phạm trù tôn giáo của thuyết Duy Linh mang đậm màu sắc giáo lý Thiên Chúa giáo. Đến năm 1951, khi ông Nhu rời Đà Lạt xuống Sài Gòn khái niệm Cần Lao được thêm vào vế thứ hai của lý thuyết. Và công khai phổ biến trên tuần báo Xã Hội.

Khi chế độ Việt Nam cộng hòa được thành lập năm 1955 do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo, người đóng vai trò trợ thủ đắc lực cho ông Diệm chính là ông em Ngô Đình Nhu. Vai trò của ông được thể hiện rõ nét qua việc thành lập hai tổ chức Đảng Cần lao Nhân vị và Phong trào Cách mạng Quốc gia , để làm xương sống cho chế độ VNCH đệ nhất.
Theo Hán-Việt Tự Điển của Đào-Duy-Anh thì NHÂN là Người và NHÂN hoặc có nghĩa khác là lòng thương người (nhân ái) ; VỊ có nghĩa là điạ-vị, hay chỗ đứng. Hai chữ này hợp lại để diễn tả: Vị-trí, phẩm giá và trách nhiệm của con người trong cộng đồng xã hội, một công việc chính yếu giửa người và người.

Chữ NHÂN trong Khổng-học, ngoài ý-nghĩa trên còn mang một bản chất siêu nhiên, “Nhân linh ư vạn vật”, nghĩa là con người linh thiêng hơn hết mọi loài và là nền tảng cho mọi sự phát triển và đi lên của cộng đồng thế giới. Con người khác với con vật ở chỗ biết suy-tư, tức là có một đời sống tâm-linh, lại còn có một đời sống vật chất biết hành động. Hai yếu tố tinh thần và vật-chất đối nghịch này lại cùng tồn tại và phát triển như là một thực thể duy nhất. Đấy là sự huyền diệu của bản chất con người.

Ngoài ra giá-trị con người còn nằm ở khả năng của ý chí dung hoà được những mâu thuẫn nội tại và bên ngoài. Thí dụ, mâu thuẫn giữa vương đạo và bá đạo hay giữa thiện và ác. Một hành động xấu hay tốt, yêu hay ghét là hoàn toàn do ý chí tự nguyện của con người: “Cái việc vi nhân đó không phải nhờ cậy ai đâu: tính nhân trời phú cho mình, đức nhân ở sẵn trong lòng mình, bây giờ làm cho hết công việc nhân cũng chỉ bởi tự mình làm lấy, há phải ở người ngoài nữa rư?” Nói một cách đơn giản, nếu những gía trị nhân bản và vị trí cao qúy của con người này mà không được tác động, không có cơ hội hoặc môi trường thuận lợi để phát triển thì chúng chỉ là những gía trị, những ý niệm tĩnh (chết), là những lý thuyết suông, không giúp ích gì cho con người và xã hội. Cho nên Khổng Tử chủ-trương muốn thành NHÂN (động) tức là đạt đến những gía trị và vị trí cao quý này, mỗi người phải lấy tu thân làm đầu: “Tu thân — Tề-gia — Trị-quốc – Bình thiên-hạ”.

Với những khát vọng về hạnh phục của một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ vì phải chống sự xâm lăng của bắc phương (giặc Tàu) gần 1000 năm và 100 năm phải đấu tranh với sự quản trị khắc khe của thực dân Pháp. Vì thế, các ông đã có cái nhìn thật xa cho hạnh phúc tương lai của Việt tộc khi bắt buộc phải sống trong chế độ VNCH.

“Ông Diệm và Nhu đã tìm kiếm và khôi phục lại những giá trị cổ truyền làm nền tảng cho giải pháp canh tân xứ sở trong khi đó những người khác lại đi tìm những học thuyết ngoại lai… Dù sao đi nữa, Hai anh em nhà họ Ngô là những người có cái nhìn sâu sắc về tương lai. Cả thế giới này đều yêu mến các chiến sĩ dũng cảm và ai ai cũng phải nể trọng những kẻ đeo đưổi một lý tưởng cao cả nào đó. Ông Diệm và Nhu ao ước thực hiện một nhà nước được xây dựng trên những giá trị cổ truyền tốt đẹp nhất của Á Châu và Tây Phương, những đặc điểm đúng đắn và khả thi nhất để phục vụ quyền lợi chung và tôn trọng nhân phẩm. Ông Diệm và Nhu cho rằng Xã Hội Chủ Nghĩa và Tư Bản Chủ Nghĩa đều là những học thuyết cực đoan cần có một hình thức trung gian, một lực lượng đứng giữa, nhằm tổng hợp được những giá trị ưu tú nhất của cả hai để phục vụ cho lợi ích chung: công bằng đối với người này là tự do của kẻ khác, cũng như loại bỏ độc tài chuyên chế và tinh thần vô trách nhiệm của Chủ Nghĩa Cá Nhân.”

Đảng Cần Lao Nhân Vị chính thức ra mắt ngày 8 tháng 8 năm 1954 với tôn chỉ "Nhân vị + cộng đồng = đồng tiến". Và ông Ngô Đình Nhu là chủ tịch của đảng này. Đảng Cần lao Nhân vị có 10.000 đảng viên lúc ban đầu mới thành lập. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000 và đến năm 1962 con số thành viên chính thức là 1.386.757người.

Với chủ thuyết Nhân Vị của hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, người đã sáng lập nước VNCH là một vũ khí chính trị để đối đầu với chủ thuyết cộng sản. Thế nên toàn dân miền nam VN đã có cuộc sống thật hạnh phúc và sung túc trong thời đại 9 năm cầm quyền của ông Ngô Đình Diệm, đây chính là một chứng minh cụ thể cho hiệu ứng của chủ thuyết Nhân Vị trong viêc xây dựng nước VNCH giàu mạnh - từng được mệnh danh là hòn ngọc viển đông, được nhiều cường quốc Đông Nam Á kính nể. Và với đường lối chống cộng cương quyết của các nhà lãnh đạo miền nam, bọn cs Bắc Việt đã phải chịu những thất bại nặng nề trong việc phá hoại trước quốc sách Ấp Chiến Lược được thực hiện nhiều nơi ở miền nam.
"Nhân Vị" một chủ thuyết do chính những trí thức lãnh đạo miền nam sáng tác không như hồ chí minh là kẻ kém văn hoá nên y đã mang nguyên văn chủ thuyết của Karl Mark về để áp dụng trong việc cướp chính quyền và xây dựng thiên đường XHCN tại VN - Một chủ thuyết hoàn toàn bị thế giới vất vào sọt rác vào năm 1990 tại các nước Đông Âu và luôn tại hai nước đả khai sinh và thành công áp dụng là Đức và Nga Xô. Ngày nay đám đầu lĩnh Ba Đình mặc dù tuy biết là đã không thể tiếp tục sự nghiệp của Marx nửa, nhưng với bản chất cố chấp và độc tài chúng vẩn tiếp tục cho ghi vào bản hiến pháp 2013. Bọn đầu lĩnh ngoan cố này vẩn bưng tai bịt mắt trước một chủ thuyết không đưa VN thoát ra cảnh nghèo đói và lạc hậu, cũng như không thể giử được thế độc lập trước bàn tay lông lá của đàn anh Tàu Cộng, nhưng vì quyền lợi của đảng và các đảng viên, đám lãnh đạo này vẩn ngoan cố làm hòn đá cản đường trong việc thăng hoa đất nươc trong cộng đồng nhân loại.

Chúng tôi người trẻ lớn lên ở Hải Ngoại là con cháu của các chiến sĩ QLVNCH thấy cần phải góp một vài ý kiến thô thiển với quý vị: "nếu như, quí vị lãnh đạo đất nước ngày hôm nay thật sư vì hạnh phúc của Việt tộc, thì nên sớm từ bỏ điều 4 trơ trẻn được ghi trong hiến pháp nước CHXHCNVN 2013, vì tiếp tục chỉ làm trò cười cho toàn thế giới tiến bộ ngày hôm nay.

Một vài nét ghi vội, của hậu duệ VNCH trong mùa tưởng nhớ đến cái chết của hai vị từng lãnh đạo miền nam VN từ năm 1955-1963, hai ô. đã bị thãm sát vì một số phản tướng hèn hạ, ích kỷ kém tài nên ganh ghét gia đình họ Ngô, cùng nhau cấu kết với Mỹ để giết hại một lãnh tụ anh minh của quốc dân VN.

Thành kính dâng lên nén tâm hương đến anh linh của hai vị khai sáng nền cộng hoà cho miền nam VN trong mừa giỗ lần thứ 56 (2.11.1963 - 2019).

Biên khảo chính trị, Hâu Duệ VNCH Ly Bích Thuỷ 5.11.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét