Đọc đoạn văn dưới đây của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương tôi có ý kiến:
(Vietbf.com - Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm chuyển tiền từ Mỹ tới Cuba và có thể làm điều tương tự với Việt Nam. Trong khi Việt Nam đang cấm chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, Mỹ hoàn toàn có cơ sở để đáp trả một cách công bằng.
Vào trưa thứ Bảy, ngày 24 tháng 2, 2018, ông Hồ Văn Sinh, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một số cơ quan truyền thông và quý ông Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Tú, cô Ngọc Lan, Trung Tá Nguyễn Quang và ba thành viên trong Ủy Ban Lãnh Đạo VNCH là ông Phạm Đức Hậu, ông Đỗ Quan và cô Diệu Chi đến nhà hàng Ngọc Sương ở Westminster nghe tiến sĩ Nguyễn Văn Lương đến từ Florida trình bày một đề nghị với Tổng Thống Donald Trump liên quan đến nhà nước Việt Nam Cộng Sản và người Việt hải ngoại.
Nữ Trung Úy Phạm Thị Diệu Chi thay mặt Ủy Ban chào mừng và giới thiệu mọi người có mặt.. Sau đó, cô mời TS Nguyễn Văn Lương phát biểu.
TS Lương cho biết, ông đang làm việc với các cơ sở thương mại lớn của Hoa Kỳ như IBM, AT&T v.v. và có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ. TS Lương cho rằng, Cộng Đồng Người Việt tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, là thành phần ủng hộ chính quyền Cộng Sản nhiều nhất, là những người mang tội nặng nhất đối với tổ quốc.
Ông dẫn chứng rằng, những người Việt tỵ nạn là những người bị nhà cầm quyền CSVN coi là trọng tội nên mới phải đi tỵ nạn, và luôn miệng nói cộng sản là tàn ác, là dã man vậy mà bây giờ đi, về Việt Nam như đi chợ chẳng ai bị chúng bắt nên vô tình chúng ta tạo phản ứng ngược, giúp chúng có cơ hội thanh minh với quốc tế rằng chúng đâu có đàn áp, đâu có bắt bớ những người trước đây bị coi là phản quốc, bỏ nước ra đi. Nhất là hàng năm chúng ta gửi hàng chục tỷ Mỹ kim về, mà 70% là từ Mỹ.
Các người tham dự, từ trái, là Trung Tá Nguyễn Quang, ông Nguyễn Tấn Lạc, ông Hồ Văn Sinh, cô Diệu Chi, TS Nguyễn Văn Lương, cô Ngọc Lan, anh Nguyễn Tú, ông Phạm Đức Hậu, và ông Đỗ Quan. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Số tiền người Việt từ nước ngoài gửi về đã nuôi sống đám cán bộ và giúp cho nhà nước cộng sản tồn tại vì nhờ có kiều hối mà chúng vay được vốn của nhiều ngân hàng ngoại quốc. TS Lương nói, nếu người Việt hải ngoại không gửi tiền về Việt Nam, chắc chắn đồng bào trong nước cũng không chết. Nếu người Việt về tới sân bay không dúi tiền cho hải quan, cho công an thì làm gì có nhiều cán bộ hải quan, nhất là công an đứng đầy đầu đường xó chợ để ăn hối lộ, và nếu không có tiền từ nước ngoài gửi về, nhà nước Việt cộng sẽ lâm nguy và dân chúng sẽ nổi dậy.
TS Lương so sánh thời kỳ này giống như thời kỳ VNCH trước đây, khi mọi người cứ cho rằng chỉ có các đơn vị Hải, Lục, Không Quân mới là những đơn vị chiến đấu mà bỏ quên Địa Phương Quân, Nghĩa Quân là những người bảo vệ nông thôn, không cung cấp đủ súng đạn cho họ, nên khi Việt Cộng dùng chiêu bài “lấy nông thôn bao vây thành thị,” chúng đã chiếm được khá nhiều phần đất nông thôn miền Nam. ( phần in đậm là của người viết )
TS Nguyễn Văn Lương khẳng định rằng, chúng ta biết 70% số tiền gửi về VN từ Mỹ, nếu chúng ta chận đứng, Cộng Sản sẽ phải sụp vì nhiều lý do. Thứ nhất là lý do tâm lý giống như thời kỳ 75 của mình, chưa đánh mà BBC la toáng lên mất chỗ này mất chỗ kia thì cộng sản VN sẽ gặp trường hợp đó, và nó sẽ gặp người dân bên này cũng người dân trong nước nhốn nháo lên, và thứ hai, tiền chúng ta gửi về cho dù là giấy lộn nhưng họ đổi ra đi chợ nó tạo ra mãi lực và người ta có tiền đi chợ thì xã hội ổn định mà xã hội ổn định thì sẽ không có đấu tranh. Cái thứ ba nếu không có hối lộ thì làm sao có công an đứng đầu đường xó chợ, mà không có công an đứng đầy đầu đường xó chợ thì người dân nổi dậy dễ thôi, và khi không có tiền gửi về, mấy ngân hàng sẽ rút đi hết và kinh tế nó phải sụp đổ theo.
Sau khi đã trình bày và đưa ra nhiều dẫn chứng, TS Nguyễn Văn Lương đề nghị Ủy Ban Lãnh Đạo VNCH phải thâu thập thật nhiều chữ ký yêu cầu Tổng Thống Trump ban hành Sắc Lệnh cấm gừi tiền về Việt Nam như Tổng Thống Bush đã ra lệnh cho người Mỹ gốc Cuba cấm không được gửi tiền về nước...)
******
Những nguyên nhân đưa đến
" Đêm dài nhất của Phan Thiết-Bình Thuận "
Lời người viết:
Tôi không biết TS Nguyễn Văn Lương là ai, cũng không biết ông bao nhiêu tuổi. Lần đầu tiên tôi đọc được bài viết của ông trên Diễn Đàn nầy, trong bài viết của ông tôi hoàn toàn đồng ý. Riêng có một ý, mà lần đầu tiên tôi đọc được từ một người có học vị Tiến Sĩ viết ra, trùng với suy nghĩ của tôi đã có từ trước Mâu Thân. Đúng là năm 1965, sau trận đánh phục kích mở đường trên tỉnh lộ 8, giết chết đại úy Mỹ quận trưởng Thiện Giáo. Tiếc thay! Hồi còn chiến tranh, tôi chưa nghe, chưa đọc môt bài viết nào của một ông Tiến Sĩ nào, hay mội vị khoa bảng nào dóng lên những tiếng nói bênh vực cho Đại Phương Quân-Nghĩa Quân (ĐPQ-NQ) như ông Tiến Sĩ Nguyễn Văn Lương nầy. Quốc gia đang có chiến tranh mà khoa bảng thờ ơ, làm ngơ, để mặc mấy ông nhà binh, coi như khoa bảng vô can có đáng buồn không? Trong trận nầy, Địa Phương Quân (ĐPQ) của ta chết, và bị bắt rất nhiều. Trận đánh đó đã làm cho tôi thương mến các chiến sĩ ĐPQ-NQ vô vàn. Vì họ quá thiếu quân, vũ khí thua kém địch quân mà phải chết. Đặc biệt cái chết của Đại úy Mỹ (tôi không nhớ họ của Đại úy Mỹ) không chỉ thiếu quân, thiếu vũ khí, mà còn do sự chỉ điểm của gia đình cơ sở nằm vùng. Cái vô nhân đạo của đám cơ sở CS, được đền trả bằng cái vô nhân đạo trả đũa của ông Thiếu úy Thổ Thêm (cấp bậc lúc đó) là quả báo.
Đại úy Mỹ bị thương không chạy được nữa phải chui vào đống rơm may ra cứu được mạng sống. Ác thay! cái nhà có đống rơm lại là nhà của CS nằm vùng, chúng la lên, "có thằng Đại úy đang núp trong đống rơm" khi cọng quân đã làm chủ trận điạ. Thế là, CS lôi Đại úy Mỹ ra bắn ngay sát đống rơm, trước mặt những người trong nhà cơ sở đó, và một số lính ĐĐ 888 ĐPQ của Thiếu úy Thổ Thêm vừa bị bắt trói, đang bị dẫn đi ngang đó. Trên đường CS dẫn tù binh vào rừng, máy bay Mỹ đuổi theo thả bom truy kích. Nhờ những trái bom nầy, một số tù binh chạy thoát được. Trong số đó có mấy người lính của Thiếu úy Thổ Thêm, đã chứng kiến Đại úy Mỹ chết như thế nào rồi kể lại cho Thiếu úy Thổ Thêm và đồng đội nghe. Ngày hôm sau, ông Thêm mở một cuộc hành quân tới nơi ông quận Mỹ bị tử hình. Lôi toàn bộ gia đình nầy ra chỗ Đại úy Mỹ bị giết, rồi ông Thêm cũng cho những tên nằm vùng nầy đền tội, chính nơi chúng nó giết ông Đại úy Mỹ. Phải chăng, quả báo của nhà Phật đã ứng nghiệm!
Nhìn lại cuộc chiến, đặc biệt là thời gian chiến tranh bùng nổ lớn, từ 1964-1968. Trong thời gian đó, ĐPQ-NQ chúng ta chỉ được trang bị súng trường bắn từng phát môt, chưa được trang bị loại súng trường tự động lên đạn như súng garan M1 của Chủ Lực Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang dùng. Khi CS dùng AK thì ĐPQ-NQ mới được trang bị carbine M1, tiểu đội trưởng mới được dùng carbine M2. Mãi đến cuối năm 1969, tôi ra đơn vị được một năm thì ĐPQ-NQ mới được trang bị súng M16 tốt như súng AK của CS. May ra súng M79 của ta mà CS gọi là súng cối cầm tay thì có phần trội hơn B40 của CS, nhưng mỗi tiểu đội chỉ được một cây. Tuy không bắn được xe tăng, nhưng rất hữu hiệu để chống bộ binh, thay cho súng cối 60 ly hay 81 ly khi không có hai súng nầy.
Từ năm 1965 trở về trước, số đại đội ĐPQ-NQ còn rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, so với sự đòi hỏi của chiến trường. Trong khi đó quân số của địch tăng rất nhanh. Do đó, các đơn vị ĐPQ-NQ của chúng ta thường bị thua trận, hay thiệt hại nặng mỗi lần đụng độ. Đó là điều làm bối rối cho các Vị chỉ huy ĐPQ-NQ ở nông thôn. Đặt các Vị chỉ huy nầy vào một tình huống bi quan, lo lắng. Nay đại đội trưởng Thiếu uý Kính chết, mai đại đội trưởng khác bị thương nặng. Từ Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long nơi nào cũng đánh lớn. Cả tiểu khu Bình Thuận, chỉ một ĐĐ 888 của Thiếu úy Thổ Thêm là ĐĐ khá nhất mà nay cũng phải đương đầu với cấp tiểu đoàn với 300-400 trăm quân. Trận đánh nào mà đơn vị tại chỗ không giải quyết được, thì Tiểu khu phải "Nhờ" đến Thiếu úy Thổ Thêm mới giải quyết được, tuy không phải trong vùng trách nhiệm của Thiếu úy Thổ Thêm:
Như trân đánh ở Rạng năm 1964? thuộc quận Hải Long. Đại đội 954? ĐPQ do Thiếu úy Kiền? chỉ huy, anh của người viết lúc đó là xạ thủ đại liên ba càng. Đánh suốt cả ngày mà không đánh nổi phải rút quân về cầu Rạng, ranh giới hai xã Thiện Khánh và Thiện Nghiệp cố thủ chờ viện binh. Cuối cùng nhờ Thiếu úy Thổ Thêm đưa ĐĐ 888 ĐPQ từ Thiện Giáo ra giúp mới đuổi CS ra khỏi Rạng.
Một lần khác, ở Tùy Hòa, thuộc quận Thiện Giáo gần Phú Long. Ban đêm CS chiếm đồn Nghĩa Quân. ĐĐ Địa Phương Quân trách nhiệm ở vùng đó, (dường như đơn vị cố Đại úy Trò lúc đó còn Thiếu úy), thay nhau đánh cả ngày mà không sao chiếm lại được. Sau cùng cũng phải "Nhờ" Thiếu úy Thổ Thêm từ Ma Lâm tới mới lấy lại được đồn. Điều đó, nói lên khả năng quân sự và lòng nhiệt thành, trách nhiệm bảo vệ miền Nam của Thiếu úy Thổ Thêm vượt bực, mặc dù Thiếu úy Thổ Thêm là người chàm. Tôi nghĩ, 82 huy chương quân đội VNCH tuyên dương ông vẫn chưa thật xứng đáng với công sức của ông dâng hiến cho sự an ninh của Bình Thuận .
Năm 1964? Đại úy Đỗ Trọng quận trưởng Thiện Giáo bi giết tại sân quận, cùng với quân nhân thuộc quyền của ông có mặt tại quận đường trong đêm đó. Là một tin bàng hoàng cho quân dân Bình Thuận. Tôi đã đến tận nơi nhìn cảnh đau thương, xác bị vất vào lửa chết thui như con vật không nhận ra mặt để biết xác của ai. Cảnh hãi hùng đó ở quận Thiện Giáo mới xảy ra không lâu trước đó, thì nay lại một ông quận trưởng Thiện Giáo nữa, bị CS giết trong chuyến tiếp tế, từ tỉnh về quận. Hình ảnh Đại úy Mỹ, quận trưởng Thiện Giáo bị CS lôi ra khỏi đống rơm giết tại trận là một cái sốc lớn nữa cho tỉnh Bình Thuận. Rồi đây, sau ông quận Mỹ sẽ tới ông quận nào nữa đây? Hai ông quận trưởng bị giết vì thiếu quân bảo vệ, đã đủ cho Bộ Tổng Tham Mưu và người Mỹ sáng mắt chưa? Hay còn chờ "Nhất quá tam" thêm một ông quận nữa chăng? Có còn xem thường vai trò ĐPQ-NQ trong cuộc chiến nữa không? Đó là một trong những sai lầm lớn, trong những sai lầm đưa Bình Thuậu đến ngày 18 thánh tư năm 1975 và đưa Miền Nam đến thua trận đau thương.
Từ 1965 trở về trước, cả tỉnh lộ 8 từ Phan Thiết đến Ma Lâm, chỉ có một đại đội của Thiếu úy Thổ Thêm, làm sao chống đỡ được CS. Khi CS đã được bổ sung quân số, nhờ phá tan hàng rào Ấp-Chiến-Lược. Tôi nghĩ, năm 1965 CS đã được trang bị AK và B40 rồi, nên chúng mới mạnh như vậy chứ? ĐĐ 888 ĐPQ không chịu nổi với trận phục kích tuyến quy mô dài hơn 4 cây số, từ Bình Lâm cây số 10 đến cầu 14 thuộc xã Tầm Hưng. Trận nầy do Đại úy Mỹ quận trưởng Thiện Giáo chỉ huy đoàn xe tiếp tế cho quận của ông. Vì Thiếu úy Thổ Thêm ĐĐ trưởng đang nghỉ bệnh.
Kết thúc trận phục kích tuyến nầy: Đại úy Mỹ chết tại trận, ĐĐ 888 ĐPQ tan hàng vì quân CS quá đông. Thừa thắng xông lên, CS lấy xe GMC của ta, chở chiến lợi phẩm vừa cướp được đi vào rừng, theo sau là đoàn tù binh của ta, vừa quân sự, vừa dân sự. Đi dưới ánh sáng hỏa châu của ta soi đường cho những máy bay phản lực của Mỹ đánh bom truy kích CS. Sau khi những ánh sáng hỏa châu chấm dứt. Từ Bình Lâm, chúng kéo hết quân về Ma Lâm bao vây chi khu Thiện Giáo. Dù đang mằn bệnh, Thiếu úy Thổ Thêm nghe được tin thất trân của đơn vị mình, Thiếu úy Thổ Thêm đã tức tốc vào đồn chuẩn bị cho trận đánh không tránh được. Gọi những quân nhân đang nghỉ phép, những nhân viên hành chánh phải vào đồn giúp ông để chống giặc đêm nay.
Trước khi tấn công, CS kêu gọi Thiếu úy Thổ Thêm đầu hàng, "hàng thì sống chống thì chết". Vừa kêu đầu hàng, vừa đi lấn tới cửa quận, trong đồn vẫn im phăng phắc. Khi CS kéo con ngựa sắt bung ra để vào đồn, đó cũng là tiêu lệnh khai hỏa của quân ta. Tất cả súng cá nhân của ĐPQ-NQ đồng lọat khai hỏa. Cây súng đại liên 30 ở trên nóc lô cốt cao nhất, bây giờ mới xuất hiện. Nó khạc đạn xuống cửa quận làm cho CS lồng lộn lên vì quân của chúng bị chết nhiều. Sau một hồi kịch chiến, quân CS nằm chết la liệt từ cửa quận vào sân quận, quân ta cũng chết gần hết, tiếng súng thưa dần, quân ta không còn ai sống nữa! CS tức giận đã giết hết những người bị thương rồi vất xác họ vào lửa. Cuối cùng, CS không tìm được Thiếu úy Thổ Thêm trong những xác chết đã tìm, thì CS nghi ông Thêm đang trốn trong cái lô cốt lớn nhất nầy. Thế là, CS dồn hết mọi hỏa lực để chiếm bằng được lô cốt cuối cùng nầy. Mỗi lần chúng xung phong vào cửa lô cốt là lựu đạn MK2, M26 từ trên lô cốt cao nầy thảy xuống cửa lô cốt, CS không sao vào được bên trong lô cốt. Ngoài sân quận, không còn ai sống để chống trả, nhưng không làm sao thanh toán được cái lô cốt mà Thiếu úy Thổ Thêm đang ẩn núp trong đó. Không có đủ chất nổ để làm sập lô cốt nầy. Trời gần sáng, chỉ còn ít thời gian để thu gọn chiến trường. CS giận tím gan mà phải rút đi không lấy được cái đầu của Thiếu uý Thổ Thêm.
Lời phát biểu của TS Nguyễn Văn Lương là chính xác. Vấn đề không quan tâm đúng mức đến vai trò ĐPQ-NQ, là một thiếu sót lớn của bộ Tổng Tham Mưu, cả của người Mỹ nữa. Khi không thấy ĐPQ-NQ là nút chận quan trọng nhất; cho sự lớn mạnh của chiến tranh nổi dậy của CS, là vô tình góp phần cho sự lớn mạnh của địch lúc ban đầu. Từ du kích, lớn thành trung đội, từ trung đội lờn thành đại đội, từ đại đội lớn thành tiểu đoàn vv.
Trước năm 1963 tại nông thôn chỉ 5,7 gia đình trong một Ấp-Chiến-Lược có con nhảy lên rừng, đến cuối 1964 nhờ phá được hàng rào Ấp-Chiến-Lược số gia đình có con nhảy lên rừng từ 30 đến 40 đứa, làm cho cơ sở CS tăng lên theo, cơ sở tăng, thì lực lượng vũ trang cũng tăng theo. Chúng nó phát triên nhanh đến nỗi, chúng đắp mô trên các tuyến đường giao thông, cắt các tuyến đường giao thông huyết mạch ra nhiều đoạn. Như quốc lộ số 1 (QL), muốn đi Phan Rí phải đi bằng ghe, muốn đi Saì Gòn cũng bị chận ở cây số 25. Trên QL 1, vùng rừng lá, có đoạn thì Quốc gia kiểm soát, có đoạn thì CS kiểm soát (tôi đã đi trên đoạn đường đó từ Saì Gòn về Phan Thiết năm 1966). Trên tỉnh lộ 8 muốn đi Ma lâm phải đi bằng máy bay trực thăng của Mỹ!
Trước năm 1965, các đơn vị ĐPQ-NQ không giữ nổi nông thôn là do ít đơn vị. Không được thành lập đơn vị mới vì Mỹ không cho tiền để trả lương. Những đơn vị đã thành lập thì thiếu trang bị, thiếu huấn luyện, đặc biết về chiến tranh du kích để bảo vệ nông thôn. Không chỉ thiếu những điều đã nêu trên; mà còn thiếu huấn luyện về tình báo, tâm lý chiến, là hai ngành quan trọng không thua gì súng đạn và nhân lực. Trong khi nhiệm vụ của ĐPQ-NQ luôn luôn đi sát với dân chúng, mà thiếu tâm lý chiến và tình báo thì không thế nào mạnh được. Đã làm cho lực lượng nầy yếu đi. Làm cho địch không những mạnh thêm, mà còn coi thường ĐPQ-NQ của ta nữa. Đương nhiên, làm cho khả năng chiến đấu của ĐPQ-NQ yếu theo. Họ yếu là do quân số thua kém địch, trang bị thua kém địch. Đặc biệt, tâm lý tự ti mặc cảm của họ làm cho họ yếu đi rất nhiều. Không những tự ti mặc cảm vì họ là ĐPQ-NQ yếu kém, thua các binh chủng bạn, mà còn tự ti mặc cảm thua kém trước kẻ thù. Tạo cho họ sợ không dám đương đầu với địch quân. Trong nghệ thuật đá gà, gọi hiện tượng đó gọi là "rót", tức là chưa đá mà đã bỏ chạy. Trước năm 1970 đơn vi tôi cũng có hiện tượng "rót" nầy, mà có lẽ đơn vị ĐPQ-NQ nào thờ đó cũng vậy, vì họ cùng chung hoàn cảnh là đại đội mới thành lập chưa có kinh nghiệm. Làm tăng thêm gánh nặng cho Chủ-Lực-Quân một khi phải cứu ĐPQ-NQ, như tết Mậu Thân. Ai cứu đồn Trinh Tường nếu không phải là Thiếu Tá Mai Lang Luông (xin hỏi Đại úy Quý thủ đồn Trinh Tường). Nếu không có tiểu đoàn 4/44 SĐ 23 BB của Thiếu Tá Mai Lang Luông thì ai là người chi huy trận đánh vào Lao Xá cũ, sát bên ty Công Chánh chỉ cách toà tỉnh 100m. Khi Thiếu Tá Luông đổ máu vì Bình Thuận không còn sức chỉ huy, Thiếu Tá Luông báo tình hình nguy hiểm về BTL Sư đoàn 23 BB. Tức tốc Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn bay xuống Phan Thiết thay Thiếu Tá Luông chỉ huy trận đánh. Nếu không có tiểu đoàn 4/44/SĐ 23 BB tiêu diệt cứ điểm Lao Xá cũ trong ngày đó, thì đêm đó, viện binh của CS sẽ tới Lao Xá, chắc chắn chúng sẽ đủ sức đánh lên toà tỉnh thì thành phố Phan Thiết khó tránh khỏi đau thương như thành phố Huế. Bình Thuận chúng ta biết ơn Sư đoàn 23BB, đặc biệt là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn, Thiếu Tá Mai Lang Luông tiểu đoàn trưởng cùng các quân nhân tiểu đoàn 4/44SĐ23 BB.
Tôi xin kể tiếp cái bệnh "rót" của đơn vị tôi, mà ông đại đội trưởng lúc đó là Trung úy Nguyễn Hoàng Nhân kể lại cho tôi nghe, vào đầu năm 1970. Ông kể: "Năm 1967? khi hành quân vào rừng Tà Quang, đơn vị đang tiến lên đồi 86, bất ngờ CS tấn công, lính sợ bỏ chạy. Tôi dựt cây súng carbine M2 trên tay thằng lính, vừa rải đạn, vừa la: "Nằm lại chiến đấu không được chạy, đứa nào chạy tao bắn vở đầu. Tôi ra lệnh tât cả đơn vị bắn tối đa lên đồi 86, tiếp theo lệnh chuẩn bị xung phong. Tiếng hô xung phong vang trời, cả đơn vị đứng dậy chạy thẳng lên đồi, chiếm ngọn đồi 86 trong nháy mắt mà không một người nào bị thương. Khi chiếm đồi 86 xong, mới biết địch không đủ sức đương đầu với mình, chỉ 5, 3 tên du kích. Thế mà 2 trung đội của ĐĐ 290 bỏ chạy khi bị tấn công bất ngờ."
Tôi thật tiếc cho miền Nam chúng ta, mở đầu chiến tranh địch dùng du kích chiến, ta lại dùng trận địa chiến. Tôi thấy, dùng du kích chiến chống lại du kích chiến phù hợp với nông thôn hơn, lại ít tốn kém, phù hợp với nước nghèo. Tại sao chúng ta không dùng du kích chiến để chống du kích chiến? Cùng một chiến thuật, cùng một địa thế, ai chiếm được địa thế trước, phần thắng sẽ thuộc về người ấy. Lực lượng ĐPQ-NQ là lực lượng bảo vệ nông thôn, đương nhiên là lực lượng chọn địa thế tốt trước, thì phần thắng sẽ nghiêng về ĐPQ-NQ là phải lẽ chữ? Nếu cọng sản thua du kích chiến thì không thế nào lấy được nông thôn để bao vây thành thị? Cuộc chiến sẽ kết thúc, CS thua cuộc ngay giai đoạn đầu. Nếu CS thắng du kích chiến, thì chúng sẽ lấy nông thôn bao vây thành thị. Đúng như sách lược CS đã đề ra, và trận chiến vừa qua đã diễn ra giữa ta và CS đi đúng như vậy. CS thắng du kích chiến, thì CS sẽ thắng cuộc chiến, như chúng ta đã thấy. Cái thắng của CS là do ta tạo thuận lợi cho chiến thuật du kích chiến của CS, bằng sự bỏ Ấp-Chiến-Lược, không quan tâm nông thôn thì CS mới thắng được chúng ta. Nếu chúng ta vẫn giữ được Âp-Chiến-Lược không để mất dân thì CS chưa lớn mạnh nhanh như thế. Như vậy, ông Diệm chết, Ấp-Chiến-Lược bị phá bỏ là chúng ta đã thấy CS thắng rồi! Không cần phải đánh tiếp hao người tốn của như đã thấy. Chiến thuật du kích mà phe Cọng sản đã dùng là vô cùng hiệu nghiệm mà Mỹ xem thường, miền Nam cũng xem thường. Những cuộc hành quân vào mật khu của CS chúng ta thường bị bắn "nheo" gây thiệt hại cho quân ta không ít. Để tránh thiệt hại vì du kích bắn "nheo" đơn vị tôi không đi ban ngày mà đi ban đêm, vào tới mật khu khi trời chưa sáng tỏ, tìm đường mòn phục kích. Khi trời đã sáng tỏ thì không di chuyển nữa, chỉ chờ mà lụm súng. CS từ rừng về thôn ấp của chúng ta, chúng luôn luôn đi ban đêm, thì ĐĐ 290 của tôi đi vào mật khu Lê Hồng Phong khu vực có CS cũng đi vào ban đêm. Đó là chiến thuật " Đạp Gai Lấy Gai Mà Lể "của ĐĐ 290 ĐPQ.
Nếu không dùng du kích chiến làm sao tôi bình định được chi khu Hải Long mà trước đây ba ĐĐ: 290, 395, 208 vẫn bị CS đánh, nay chỉ một mình ĐĐ 290 mà an ninh 95% vào thời điểm cuối cuộc chiến, tuyến đường Hải Long Phan Thiết hoàn toàn an ninh. Tôi đã đi săn mển vào ban đêm ở Đá Ông Địa nhiều lần chỉ với một người lính và chiếc xe Honda 67.
Người Mỹ tưởng, họ thắng Đệ II thế chiến là họ sẽ vá được cái lỗ hổng chính trị "Giết ông Diệm". Nga, Tàu đang nhử cho Mỹ nhảy vào vòng chiến? Nay Mỹ đã vào bẩy, thì Nga Tàu đưa vũ khí tối đa vào Việt Nam mà đánh Mỹ. Cần bao nhiêu quân chiến đấu Tàu cũng có thể cung cấp được. Cần bao nhiêu xe tăng, đại pháo thì Nga cũng cung cấp được. Hãy nhì những dàn pháo 130 ly của Nga hơn hẳn pháo 105 ly hay 155 ly của Mỹ. Chúng nó pháo kích chúng ta dồn dập, mà pháo ta không phản pháo được, vì ngoài tầm phản pháo của pháo binh ta. Thật là đau xót cho pháo binh của quân ta! B52 không còn an toàn khi thả bom Bắc Việt nữa. Xạ thủ tên lửa của Nga đã có mặt tại Hà Nội nhiều năm trước đây. Chỉ 2 ngày đêm cao điểm B52 thả bom Hà Nội hồi 1972 Mỹ đã mất 6 chiếc B52, nếu tính cả cuộc dội bom 12 ngày đêm thì Mỹ mất bao chiếc B52 nữa?
Những người làm chính trị miền Nam và Mỹ không có cái nhìn sắc bén về ông Diệm. Họ không biết tại miềm Nam, Hồ Chí Minh chỉ sợ ông Diệm mà thôi. Ông Hồ nói: "Ông Diệm là người đáng sợ nhất của Bác, nay ông Diệm chết rồi thì phần thắng thuộc về Bác". Vua Bảo Đại không sai, khi chọn ông Diệm về làm thủ tướng. Nếu Vua Bảo Đại chọn sai người, thì 18 đoàn thể chính trị miền Nam và 29 nhân sĩ thời đó, đã đồng ý cho ông Diệm đi Pháp theo lệnh Vua như đuổi khéo ông Diệm chứ? Sao 18 đoàn thể chính trị miền Nam và 29 nhân sĩ lại yêu cầu ông Diệm không nghe lời Vua, là không đi Pháp mà còn đòi truất phế Vua Bảo Đại. Vì họ thấy ông Diệm đi Pháp sẽ có người khác thay ông Diệm ngay.
Mùa hè 2009 tại nhà cụ Cao xuân Vỹ ở Cali, ông đã kể cho tôi và anh Phan đức Thông (2 đông hương của Cụ Vỹ) nghe sự căng thẳng của buổi họp hôm đó. Ông Vỹ nói với ông Diệm: "Chúng tôi theo ông vào đây, bây giờ ông bỏ chúng tôi mà đi ai bao vệ chúng tôi đây? ". Và nơi khác; ông Cao Xuân Vỹ nó với TS Nguyễn Ngọc Tấn: "Không có ông Diệm, không có Việt Nam Cộng Hòa" (17-3-1995). Thú thật lúc đó tôi (ô Tấn) cho rằng " Ông Vỹ nói hơi quá chăng?". Nhưng khi nhìn lại, đặc biệt khi đọc lại hồi ký của Ông Bảo Đại và những tài liệu về Bang Giao Quốc Tế trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh 1945-1975, với các văn kiện như Hiệp Định Genève 1954, Hiệp Định Ba Lê 1973, The Pentagon Papers (Vol.I) và các "memos" ghi lại nội dung những cuộc đối thoại giữa Ngoại Trưởng Henry Kissinger của Hoa Kỳ và TT Chu Ân Lai của Trung Cộng, thì câu nói nầy hoàn toàn có căn cứ. Ví dụ, nếu Ông Ngô Đình Diệm không chịu nghe theo yêu cầu của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng (Nhi Lang 1990), quyết tâm truất phế Bảo Đại và biến Nam Viết Nam thành một nước Cộng Hòa, thì cuộc tổng tuyển cử tái thống nhất Việt Nam được người Mỹ trù liệu trong Hiệp Định Genève 1954, đã diễn ra vào tháng Bảy năm 1956 và miền Nam Việt Nam đã nằm dưới ách đô hộ của Hồ Chí Minh và đảnh CSVN rồi. Thật ra ông Vỹ muốn ám chỉ rằng sự hiện hửu của Việt Nam Cộng Hòa đã giúp cho dân chúng miền Nam thoát khỏi họa đẫm máu của cuộc "Cuộc Cải Cách Ruộng Đất", và trí thức miền Nam thoát vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" mà ĐCSVN đã thi hành ngoài Bắc. Ngoài ra, miền Nam Việt Nam đã được hưởng thêm 20 năm sống trong tự do, trong khi ở ngoài Bắc dân chúng sống trong tù ngục với chế độ bao cấp không khác gì súc vật..."
Một điều rất thầm kín nơi ông Diệm, mà không một chính trị gia nào của miền Nam có được. Ông là người Công Giáo, anh ông là một giám mục; giám mục là giới lãnh đạo của đạo Công Giáo, được Vatican cho biết rất rõ về Liên Xô, về khối Cọng Sản để mà đối phó. Nếu một chính trị gia không có những hiểu biết như ông Diệm, có lẽ miền Nam đã rơi vào tay CS qua hiệp định Genève đã ấn định năm 1956 tổng tuyển cử, mà tổng tuyển cử vào lúc đó thì miền Nam sẽ thua. Vì dân miền Bắc đông hơn miền Nam 3.000.000 người chứ không kéo dài đến 30-4-1975! Đại diện miền Nam tại hội nghị Genève lúc đó là Bác Sĩ Trần văn Đỗ phản đối việc chia đôi đất nước, không chịu ký. Nhờ không ký mà miền Nam được sống trong tư do thanh bình 9 năm. Nay nhớ lại thời gian đó dân miền Nam vô cùng luyến tiếc. Nếu người Mỹ đừng giết ông Diệm thì miền Nam nhất định không thể rơi vào tay CS được. Cho đến bây giờ CS thường rêu rao, tại ông Diệm không tuân thủ hiệp định Genève nên mới có cuộc chiến tranh tương tàn. Lúc đó, ông Diệm là Thủ Tướng của cả nước VN thống nhất dưới quyền Vua Bảo Đại mà lại ký vào hiệp định chia đôi đất nước, thì tất cả những ai làm Thủ Tướng VN lúc đó cũng không thể nào ký được, kể cả ông Hồ Chí Minh nếu ông Hồ đứng vào cương vị ông Diệm. Nhưng đối với nước VN của Vua Bảo Đại thì CS chỉ là tay sai Liên sô và Tàu cọng, cướp công chống Pháp của toàn dân VN. Cướp công cuộc biểu tình ngày 2.9.1945 của đồng bào Hà Nội ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Tại sao đảng CSVN không đường đường chính chính tố chức cuộc biểu tình do đảng CSVN tổ chức xem được bao nhiêu người đến tham dự? Tại sao đảng CSVN lại giết các lãnh tụ của các đảng phái quốc gia VN khác? Rõ ràng ĐCSVN do Liên Xô dựng lên, phục vụ cho ngoại bang Nga Tàu thì ĐCSVN giết người VN là đúng rồi. Chính Lê Duẩn nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc". Lại nữa, "...vào ngày 14 tháng Chín cùng năm, trong công hàm gửi Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng long trọng tuyên bố "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc..."
Còn chối đi đâu nữa, hỡi đảng CSVN tay sai ăn cướp nước VN để giao cho Tàu!
Miền Nam mất vào ngày 30-4-1975 thì dân Miền Nam mới biết ông Diệm là người mà Hồ Chí Minh sợ nhất, vì dám từ quan chống Pháp; cha ông Diệm thì không nghe lời Pháp mới có câu, "đày vua không Khả... ". Hồ nói: "Ông Diệm là người đáng sợ nhất của Bác. Nay ông Diệm chết rồi thì phần thắng thuộc về Bác". Nghĩa là Hồ Chi Minh thấy người mà Vua Bảo Đại đã chọn làm Thủ Tướng thay Thủ Tướng Bửu Lộc là người xuất sắc nhất đã chết, thì không ai bằng ông ta nữa. Câu nói đó đã xác nhận miền Nam không có người nào có tài hơn ông Diệm. Mà đúng vậy. Vì các chính phủ sau ông Diệm, dù đã thừa hưởng 9 năm thành công ổn định của Đệ I VNCH đâu phải khó khăn như 1955 súng cối Bình Xuyên bắn vào dinh Độc lập nữa đâu. Vậy mà chính phủ nào cũng sụp đổ, mà sụp đổ là tự các chính phủ ấy bất tài chứ không ai lật đổ họ. Quả thật, làm Thủ Tướng vào lúc đó quá khó khăn trăm bề nên Thủ Tướng Bửu Lộc mới xin từ chức. Vì ông biết không từ chức thì chính phủ ông trước sau cũng đổ!
Có Quý vi độc giả nào đặt câu hỏi. Tại sao người Công Giáo biết CS độc ác mà chạy vào Nam đông như vậy không? ( 3/4 trên một triệu người ). Từ tai họa các nước Công Giáo ở Đông Âu, Liên Xô, mà Giáo Hội Công Giáo đã cảnh báo cho con cái của Giáo Hội tìm đường chạy trốn. Nếu CS đừng ngăn chận thì 99% người Công Giáo đã chạy vào Nam hồi 1954 hết rồi. Tôi dám nói chỉ còn 1% người Công Giáo ở lại miền Bắc là những người Công Giáo trông cậy quá lẽ, hoặc điên chứ không phải ngưới bình thường.
Tôi xin trích mội đoạn trong một bài viết trên internet nhận định về ông Diệm như sau: "Trong những năm trước năm 1963, trong số ký giả Hoa Kỳ ở Sài Gòn có ông Keyes Beech, đặc phái viên của báo Chicago Tribune, một nhà báo rất được kính nể. Năm 1963, ông này không hùa với đám ký giả tay sai của bọn tài phiệt buôn bán chiến tranh trên xương máu người dân Việt, chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau năm 1963, ông vẫn được ở lại Saì Gòn, và ông vẫn thân thiện với tôi. Một hôm, trong những chuyện ông kể cho tôi nghe có chuyện sau đây. Ông ta nói: "You know, on the afternoon of the day President Diem was overthrown, I was in a bar in Pnom-Penh. Sitting next to me was Wilfrid Burchett. We were not friends. But on hearing the news about President Diem’s death, he turned to me and said: "It's unbelievable! They have killed the only man with the ideas and the organisation that can stop us". ("Thật là không thể tin được: chúng nó đã giết chết người duy nhất có tư tưởng và tổ chức có thể chận chúng tôi"). Wilfrid Burchett không nói rõ "chúng nó" và "chúng tôi" là ai, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rõ là "chúng nó" là phe chống cộng, và "chúng tôi" là phe cộng sản".
Và đây là tin mới trên internet tôi mới đọc được hôm nay viết về ông Diệm. Do ông Bùi Anh Trinh viết, ngày 16.3.2018:
"Năm nay Tổng thống Trump quyết định cho giải mật những tài liệu về những ngày cuối cùng của Tổng thống Kennedy, trong đó cũng có đưa ra ánh sáng vụ giết oan gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm. Người Việt giờ đây mới nhao nhao lên tiếng bênh vực Ngô Đình Diệm trong khi trước đây cũng chính người Việt tin vào [sự] bịa đặt của CIA mà nguyền rủa gia đình họ Ngô không tiếc lời".
Xin trích: "TS Lương so sánh thời kỳ này giống như thời kỳ VNCH trước đây, khi mọi người cứ cho rằng chỉ có các đơn vị Hải, Lục, Không Quân mới là những đơn vị chiến đấu mà bỏ quên Địa Phương Quân, Nghĩa Quân là những người bảo vệ nông thôn, không cung cấp đủ súng đạn cho họ, nên khi Việt Cộng dùng chiêu bài “lấy nông thôn bao vây thành thị,” chúng đã chiếm được khá nhiều phần đất nông thôn miền Nam" ( phần in đậm là của người viết ).
Thật khác hẳn với CS, xem ĐPQ-NQ là binh chủng nguy hiểm nhất. Trước 1975 "lương của NQ , ĐPQ là 800$ , lương của quân đội chủ lực (các binh chủng chiến đấu ngoài chiến trường) là 1200$ . Nhưng bộ đội sợ NQ ,ĐPQ hơn nên mới có câu hăm ĐPQ-NQ: "Ngàn hai bắt được thì tha. Tám trăm bắt được đem ra chặt đầu". Bạn tôi, Trung úy Ngô Bá Phiến ĐĐ Trưởng Tiểu đoàn 37 BĐQ vùng một, đang sống ở Xuân Lộc, nói chuyện với tôi qua điện thoại. Tôi hỏi, tại sao mầy không đi HO? Tao ở tù 17 tháng nên không được đi HO. Tôi hỏi, tại sao mầy ở tù ít vậy? Vì tao không chạy vào Sài Gòn, tụi nó nói, ĐPQ-NQ tụi bây nguy hiểu hơn BĐQ tụi tao.
Tôi là người dân nông thôn, tôi thấy rất rõ, khi VNCH điều khiển chiến tranh thì kế sách chính quyền đối phó với CS có hiệu qủa hơn khi người Mỹ điều khiển chiến tranh. Trong thời gian CS còn ít quân thì CS dùng du kích chiến len lỏi vào nông thôn, vừa tuyên truyền, vừa bắt thanh thiếu niên để xây dựng lực lượng vũ trang, mở rộng chiến tranh để bao vây thành thị theo sách lược của CS.
Để chống lại du kích chiến của CS. Chính phủ VNCH dùng Quốc Sách Ấp-Chiến-Lược để bảo vệ nông dân bằng cách rào làng, đào hào, cắm chông, kiểm soát cửa ra vào ấp để ngăn chận du kích giã dạng vào làng, kịp thời phát hiện đối phó. Đối với nông dân, phải thành lập tổ nông dân mà thời đó gọi là liên gia, để giúp đỡ nhau khi cần đối phó với CS. Phải thường xuyên hội họp nông dân để giải thích về Ấp-Chiến-Lược cho mọi người biết. ACL là để bảo vệ dân, bảo vệ tài sản cho dân, bảo vệ chính quyền xã ấp của dân; và để nông dân biết mặt nhau, quen tiếng nói của nhau, dù trong đêm tối cũng nhận ra nhau qua giọng nói. Khi nghe mõ báo động là thanh niên 15 tuổi trở lên, chúng tôi (người viết) theo dân vệ canh gác phía trong hàng rào, với dao mác, cây, gậy cầm tay, háo hức chiến đấu. Với khí thế hừng hực bảo vệ ấp mới chống CS xâm nhập vào ACL. Nếu không nói một 100% thì cũng 99% phần trăm, nơi nào chính quyền xã ấp được bảo vệ, là nơi đó ACL đã hoàn tất. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, cọng sản chỉ giết được mốt người là ủy viên an ninh xã Tầm Hưng nơi tôi cư ngụ, vì lúc đó chưa có Ấp-Chiến-Lược. Khi Ấp-Chiến-Lược đã hoàn tất thì không ai bị giết nữa. Sang Đệ II Cộng Hòa, thời người Mỹ điều khiển chiến tranh thì ACL bị phá hủy, cọng sản lại tiếp tục khủng bố giết cán bộ xã ấp, bắt thanh thiếu niên lên rừng cầm súng, tăng quân số cho CS để dành nông thôn với VNCH.
Là con của một người nông dân làm việc trong Hội Đồng Xã, từ 1954 đến 17.4.1975, được đi học ở tỉnh. Tôi biết, nếu cha tôi bị CS bắt thì rất khốn đốn cho gia đình chúng tôi, và con đường học vấn của anh em chúng tôi hoàn toàn chấm dứt, nhưng tinh thần Quốc gia của cha tôi vượt trên nỗi sợ hãi. Chú tôi bị CS bắt trong ngày Đại úy Mỹ chết, dù rất đau khổ, vì biết chú tôi đã rơi vào tay CS thì coi như đã chết. Cha tôi khóc em mấy ngày mà vẫn giải quyết những việc thuộc trách nhiệm của ông mà xã đã giao phó. Những tin tức cập nhật đến với cha tôi là tin của Hội Đồng Xã, và tin từ chú tôi khi chú tôi chưa bị bắt. Hằng ngày anh em gặp nhau bàn kế hoạch chống đỡ với cọng sản để đưa ra hội đồng xã, nay chỉ còn một mình cha tôi không còn ai tin tưởng như chú tôi để mà bàn bạc. Xã Tầm Hưng mất một người bảo vệ cho thanh thiếu niên không bị bắt lên rừng, không theo CS lên rừng; cũng là người động viên thanh thiếu niên hăng say nhận ngũ bảo vệ Miền Nam thân yêu.
Thời Đệ I Cộng Hoà, tôi có cảm nhận ban đêm ngủ trong ACL an toàn gần như ngủ ở thành phố Phan Thiết. Nhưng cũng trong ngôi làng thân yêu nầy, khi không còn ACL nữa, mỗi lần phải ngủ lại ở thôn quê, lòng tôi cứ bất an, giống như tôi là người có tội đang bị người ta theo dõi, xông vào nhà bắt đi bất cứ lúc nào. Ban đêm, cả làng tôi như đang sống trong ngôi làng ven khu rừng đầy thú dữ. Tiếc thay, thời gian từ năm 1960, là năm CS Bắc Việt tuyên bố thành lập MTGPMN, cho tới ngày 30.11.1963. CS đã giết mất một chiến sĩ Quốc gia là Ủy Viên An Ninh xã Tầm Hưng của chúng tôi. Nếu Quốc Sách ACL được thi hành sớm hơn nữa, thì đã cứu được mạng của ủy viên An Ninh Xã chúng tôi, và nhiều ủy viên trên toàn Miền Nam nữa. Những người nông dân Quốc gia như chúng tôi vô cùng đau xót, lo lắng cho sự an nguy của nông dân chúng tôi. Khi Quốc Sách Ấp-Chiến-Lược bị bãi bỏ! Sách lược lấy nông thôn bao vây thành thị của CS ai cũng biết chứ CS không dấu được. Mã Lai đã áp dụng thành công Ấp-Chiến-Lược để chống lại CS. Tại sao Đệ I VNCH đã xây dựng gần xong Ấp-Chiến-Lược mà Đệ II VNCH không xây dựng tiếp mà lại bỏ đi? Chẳng lẽ Đệ II VNCH tối dạ vậy sao? Đúng! Đệ II tối dạ thật! Cho nên Miền Nam mới thua. "Thua là đáng đời!". Lời ông Ngô Đình Diệm nói với người Mỹ đại ý: Cuộc chiến phải do người VN quyết định, do người VN chiến đấu thì mới thắng được CS, mà miền Nam không quyết tâm chiến đấu để thua CS là đáng đời không còn than trách ai nữa.
Suy nghĩ riêng của tôi, tuy không có văn bản nào để làm bằng chứng. Nhưng việc Dương văn Minh bãi bỏ Ấp-Chiến-Lược là do Hà Nội qua tên cọng sản Dương văn Nhật, em ruột Dương văn Minh, ở trong nhà Dương văn Minh thì làm sao không ảnh hưởng đến những quyết định của Dương văn Minh có lợi cho Hà Nội?
Đây là Quốc sách Ấp-Chiến-Lược chống lại du kích chiến.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng sách lược lấy nông thôn bao vây thành thị của CS, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Quốc-Sách Ấp-Chiến-Lược. Tổng Thống đã giao Quốc-Sách nầy cho một nhân vật có khả năng nhất của chế độ, thân cận nhất với Tồng Thống thực hiện Quốc-Sách sinh tử nầy, là phải chiến thắng không thể thất bại được. Nhân vật đó là cha đẻ Ấp-Chiến-Lược của Việt-Nam: ông Ngô Đình Nhu. ( sách lược nầy đã được Mã-lai áp dụng thành công).
Được sự giải thích của chính quyền: Ấp-Chiến-Lược sẽ bảo vệ sinh mạng, tài sản của dân chúng. Nông dân thấy có lợi đua nhau chặt tre dựng hàng rào, đào hào sâu cắm chông. Khi Ấp-Chiến-Lược đã hoàn tất, CS muốn bắt ai, giết ai không phải dễ dàng như khi chưa có hàng rào, vì có tổ chức, có canh gác. Mỗi Ấp-Chiến-Lược là một đơn vị chiến đấu rất hữu hiệu nhờ có hàng rào. Đây là Quốc-Sách khắc tinh với chiến tranh du kích, lấy nông thôn bao vây thành thị của Cộng-Sản, tách rời du kích ra khỏi dân. Du kích là bọn khủng bố từ rừng ra, bắt ép dân chúng phải cung cấp lương thực cho chúng, phải làm theo chúng; phá đường, đắp mô trên các tuyến đường giao thông. Không làm theo chúng là chúng ép buộc bằng mọi cách: từ tuyên truyền, mạn đàm đến ép buộc, khủng bố, tù tội và cuối cùng những người chúng không khuất phục được là chặt đầu. Quả thật Cộng-Sản còn tàn ác hơn thời trung cổ. Người Cọng sản còn độc ác hơn thời Pháp thuộc. Nếu Pháp độc ác như Cọng-Sản, hay quyết liệt như chính phủ Indonesia thì giờ nầy đảng Cọng-Sản VN không còn một tên như Cọng-Sản Indonesia. Chứ đừng mong còn một đảng viên nào như Lê Duẩn và đồng bọn ra khỏi nhà tù Côn-Đảo sống đến 30.4.1975 để mà giải phóng ai. Miền Nam đuổi Pháp không cần một Điện Biên Phủ, không tốn một mạng người.
(Hàng rào Ấp-Chiến-Lượg)
Ấp-Chiến-Lược, là nơi gom tất cả những gia đình ở tản mác khắp nông thôn miền Nam, về những nơi được chính quyền lựa chọn, đa số được tụ về những nơi đã đông dân. Ấp-Chiến-Lược được bao bọc bởi 2 hàng rào bằng tre, hay cây vót nhọn, cao khoảng 2,5m, cách nhau 5m. Giữa 2 hàng rào là hầm chông, hay còn gọi là giao thông hào, rộng 2m, sâu 2m để cắm chông tre vót nhọn, và lấy đất đắp bờ đai phía trong; gọi là bờ đê, hay vòng đai Ấp-Chiến-Lược, là công sự chiến đấu rất hữu hiệu. Nơi 2 hướng hàng rào gặp nhau, có một chòi canh cao để quan sát dọc theo 2 hàng rào từ hai phía, khi có biến động sẽ tăng cường nhân sự cho chòi quan sát. Thường thì mỗi Ấp Chiến Lược có 4 chòi canh cho 4 góc. Có 1 hoặc 2 cổng ra vào, tùy địa thế ấp nằm trên trục giao thông hay không có trục giao thông, để kiểm soát người lạ mặt. Ban đêm thì đóng cổng lại. Chính những tên du kích CS trà trộn trong dân chúng, để liên lạc với cơ sở nằm vùng của chúng ở trong ấp, thì phải đi qua cổng nầy và phải bị nhìn mặt, xem giấy tờ. Trên hàng rào, những vật gì có thế gây tiếng động, đều được tận dụng treo lên làm chướng ngại vật báo động. Ngoài những vật liệu tự gây tiếng động, còn có hàng trăm cái mõ của mỗi gia đình được đánh lên trong đêm để vừa báo động, vừa thông báo cho mọi nơi biết. Như, VC đã gần hàng rào, VC đang phá hàng rào, VC đột nhập vào bên trong v.v. Tùy theo sự ấn định tiếng mõ của người chỉ huy xã ấp.
Tôi xin đưa ra 2 chứng minh hiệu quả của Ấp-Chiến-Lược.
1. Cha mẹ chúng tôi đã là những người chiến đấu trong lần đó: Năm 1930, phong trào Xô-Viết Nghệ-Tĩnh ở 2 tỉnh Nghệ-An và Hà-Tĩnh, là một tổ chức của CS cướp của giết người bị làng chúng tôi đánh tan. Chẳng những làng chúng tôi không bị cướp của, không bị giết người như các làng lân cận, mà còn đánh bại bọn Xô-Viết Nghệ-Tĩnh. Buộc chúng phải để lại hiện trường một tên chết và 12 tên bị thương cũng bị bắt sống vì đồng bọn bỏ chạy. Nhờ làng chúng tôi gấp rút dựng hàng rào kịp thời, trong khi các làng khác chưa có hàng rào thì bị cướp của, giết người tan hoang. (chuyện nầy tôi đã kể trong đặc san Ân-tình V năm 2011, trang 131 -132. Xin độc giả đọc lại để biết hiệu quả của hàng rào và toàn bộ trận đánh). Nhưng hàng rào của làng chúng tôi mới chỉ một hàng rào mà đã có hiệu quả đến như vậy; thử hỏi hàng rào Ấp-Chiến-lược lại chẳng hiệu quả gấp 3 lần hàng rào làng quê tôi chứ?.
2. Hồi còn chiến tranh trước 1975, CS thường cắm chông, mìn bảo vệ các mật khu của chúng. Tuy không cản được bước tiến của quân ta, nhưng cũng làm chậm bước tiến quân của ta, hay gây thương tích cho quân ta để chúng có thì giờ tẩu thoát. Đó là thực tế trên chiến trường mà tôi đã gặp nhiều lần, nhất là vùng Giếng Triền của mật khu Lê Hồng Phong. Trước những bãi chông, mìn của VC dù thô sơ chỉ cao gần tới đầu gối, thử hỏi có đơn vị nào của chúng ta dám xem thường dàn hàng ngang đi qua bãi chông, mìn? Và nếu đơn vị đang di chuyển trên bãi chông, mìn mà bị tấn công hay mìn nổ lính bị thương, liệu đơn vị có gặp rắc rối không? Những thách đố mà CS đặt ra cho chúng ta thế nào, thì VC cũng phải gặp y như vậy, mà còn gặp nhiều hơn nữa, khi giặc muốn vào Ấp-Chiến-Lược. Vì Ấp-Chiến-Lược của chúng ta còn quy mô hơn nhiều, so với bãi chông, mìn của VC. Muốn xâm nhập vào Ấp-Chiến-Lược VC phải vượt qua 3 chướng ngại:
-Vượt hàng rào thứ nhứt nếu không bị phát hiện.
-Vượt hầm chông sâu 2m rộng 2m nếu không bị phát hiện.
-Vượt hàng rào thứ hai là hàng rào gần người tuần tra suốt đêm.
Không phải chỉ là bãi chông, và là hầm chông sâu, rộng, không dễ dàng băng qua trong đêm tối mà không bị thương tích. Và còn hai hàng rào, với những chướng ngại vật: gai, chông, các vật gây tiếng động, cùng với những người Dân vệ được trang bị súng, lựu đạn để tự vệ làng; làm sao để vượt qua mà không bị phát hiện? Kinh nghiệm của tôi, lựu đạn là vũ khí hữu hiệu nhất để trừ đặc công. Hồi đó ấp Văn-Giáo đã nghĩ tới dùng chó báo động, cứ 50m hàng rào làm một cái chòi nhỏ cho một con chó xích tại chòi suốt đêm. Rất tiếc kế hoạch chó báo động chưa thực hiện được thì Ấp-Chiến-Lược đã bị hủy bỏ.
Thật đáng tiếc cho Miền Nam, nông thôn chiếm 80% dân số, nên khi CS dành được nông thôn, là CS đã chiếm được ưu thế về dân số. Thanh thiếu niên trong số 80% dân số đó đã bị CS bắt cầm súng chống lại chúnh ta. Từ 1964 đế 1968 CS vét sạch thanh thiếu niên trong vùng tạm chiếm. Thành phần nầy rất am tường nông thôn, rất quen với cực khổ thiếu thốn. Số còn lại 20% thanh niên thành phố chưa biết, hoặc biết rất ít về nông thôn, chưa từng trải cuộc sống thiếu thốn, cực nhọc ở nông thôn, chưa biết địa thế nông thôn, đi trên địa thế nông thôn mệt gấp 10 lân đi trên thành phố. Chưa tính tới trèo núi, lội sông, băng rừng thì người thanh niên thành phố thua xa thanh niên nông thôn.
Tôi còn nhớ hồi các Ấp-Chiến-Lược được thành lập hai bên tỉnh lộ 8, từ Phan Thiết đến Ma Lâm, nếu tôi nhớ không sót thì có 9 Ấp-Chiến-Lược đã hoàn tất. Nông dân tụ về rất đông, trong những ngôi làng mới được bảo vệ bằng những hàng rào chiến lược. Sau khi hoàn tất ACL, một số ấp bị CS tấn công, nhưng chưa ấp nào bị chiếm, chưa có cán bộ xã ấp nào bị CS giết hay bị bắt đi. Thanh thiếu niên trong ấp, chưa bị CS bắt vào rừng thì cọng sản không thể tăng quân số nhanh được. Sách lược của CS là: lấy nông thôn bao vây thành thị, mà không lấy được nông thôn thì lấy quân đâu để bao vây thành thị? Ai là người bảo vệ nông thôn hữu hiệu nhất trong cuộc chiến nầy, nếu không phải là nông dân? Người lính ĐPQ-NQ, là con dân trong làng cầm súng bảo vệ thôn ấp của họ thì hữu hiệu nhất, không ai hữu hiệu hơn họ được. Điểm tâm lý nầy chỉ có Ấp-Chiến-Lược mới đáp ứng được cho nông thôn mà thôi. Người viết đã từng mang tâm trạng quyết bảo vệ ấp, một mất một còn khi có báo động. Đám thanh thiếu chúng tôi sẵn sàng chết cho ấp được sống.
Giết ông Diệm là một sai lầm lớn nhất trong những sai lầm của người Mỹ và những người Việt Nam rất yếu về tầm nhìn chính trị, họ làm chính trị thua cả Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng cọng sản VN chủ trương "đập chuột mà không bể bình". Phá bỏ Ấp-Chiến-Lược là sai lầm chiến lược lớn nhất của "cách mạng 1.11.1963". Câu hỏi mà từ 30.04.1975 đến nay: nguyên nhân nào miền Nam thua trận? Chưa ai trả lời thuyết phục cho câu hỏi nầy. Nay tôi là người lính thua cuộc cũng xin góp một ý kiến để trả lời về câu hỏi đó: "Giết ông Diệm và bỏ Ấp-Chiến-Lược là nguyên nhân chính và quan trọng nhất làm sụp đổ miền Nam". Lỗ hổng chính trị sau cái chết của ông Diệm, lớn đến nỗi năm trăm ngàn quân Mỹ với 3 đời Tổng thống Mỹ thân bại danh liệt, bom đạn xử dụng gấp nhiều lần Đệ nhị thế chiến mà vẫn không hàn nổi lỗ hổng chính trị thời ấy. CS cũng không mơ chiếm được miền Nam, nếu ông Diệm còn lãnh đạo miền Nam, nên khi ông bị giết MTGPMN mới thốt lên hai chữ "trời cho" chứ không dám nói là họ chiến thắng diệt được ông Diệm.
Quay lại thời điểm 1963 khi vừa giết được ông Diệm, tưởng rằng miền Nam sẽ thoát được cảnh xáo trộn. Nào ngờ, ông Diệm chết, chẳng những không giải quyết được xáo trộn xã hội, mà xã hội còn mất kỷ cương rối beng hơn nữa. Những cán bộ tình báo cao cấp của CS bị mật vụ thời ông Diệm bắt đang giam giữ, được chính quyền "cách mạng" thả ra, là vì tiền và vì áp lực? Các cơ sở nằm vùng của CS đang dảy chết, bổng được thả ra như cá gặp nước. CS vá lại mạng lưới tình báo đang rách nát từ Sài Gòn đến các tỉnh, từ thành phố đến nông thôn. Không những phục hoạt lại như xưa, mà còn mạnh hơn trước rất nhiều. Những người mà trước đây CS khiếp sợ như Ngô Đình Cẩn, Dương văn Hiếu thì nay đã bị tử hình, hay đang nằm trong nhà tù Côn đảo thì CS còn sợ ai mà không ngang nhiên hoạt động.
Nhờ phá được Ấp-Chiến-Lược nên số thanh thiếu niên trước đây là tài nguyên nhân lực của Quốc gia thì nay là những tên du kích hay lực lượng miền. Từ đại đội đến tiểu đoàn, chúng đi đắp mô khắp các tuyến đường giao thông. Đến nỗi, đoạn đường từ Phan Thiết đến Ma Lâm chỉ có 16 cây số mà phải đi bằng máy bay Mỹ. Quân số CS càng đông thì hoạt động của chúng càng mạnh. Bởi thế những trận đánh lớn của CS ở Cây Táo, Thiện Giáo đến Mậu Thân, là kết quả của việc phá tan Ấp-Chiến-Lược thì CS mới có đủ quân để đánh những trận đánh lớn như vậy. Đó là cái sai lầm bỏ Ấp-Chiến-Lược. Tôi nghĩ rằng, "cách mạng 63", đã tạo cơ hội cho CS tăng cường quân số ít nhất cũng 300.000 quân thì CS mới có quân mà đánh trận Mậu Thân chứ ? Sau Mậu Thân VC hết quân, CS phải rút vào rừng sâu trốn quân ta, để chờ viện quân miền Bắc chuyển vào mới đủ quân đánh trận lớn. Quân số của QLVNCH từ Bến Hải đến Cà Mâu là 1.100.000 quân, nhưng vẫn không đủ bảo vệ. Vì phải trải mỏng cho toàn miền Nam.
Trong việc trao trả tù binh hồi 1973 có một số tù bình VC không chịu trả về miền Bắc, mà xin chiêu hồi về với VNCH. Nếu ông Diệm còn sống thì số cán binh trong rừng nầy còn chiêu hồi về miền Nam nhiều hơn thế nữa. Vì họ đã biết ông Diệm từ quan để phản đối Pháp, ông Diệm đã đuổi Pháp ra khỏi miền Nam tức là ông Diệm đã đứng về phía dân tộc thì những người kháng chiến có thể hợp tác được. Ai chê Đại tá Bé Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Vũng Tàu không phải là một cán bộ Quốc gia nhiệt tình chống Cọng? Ông cũng là môt hồi chánh viên vào thời Đệ I Cộng Hòa. Nhờ chính sách đãi ngộ những người kháng chiến cũ thì Đại tá Bé mới được ngồi vào địa vị đó chứ? Chính sách xử dụng các kháng chiến cũ trong rừng không phải CS là chính sách khôn ngoan của Đệ I Cộng Hào. Vì thành phần nầy rất đông, rất nhiệt tình chống Pháp, vì họ chưa tin VNCH mà chưa hợp tác đó thôi. Một khi những người kháng chiến cũ nầy đã tin, về hợp tác với VNCH, thì họ kéo luôn gia đình họ là cở sở nằm vùng mà chính quyền VNCH đang ngày đêm theo dõi tìm kiếm, cùng về với họ như các giáo phái đã về hợp tác với ông Diệm hồi năm 1955.
Tôi có 2 nhận định về việc, Việt Cọng không chịu trả về Miền Bắc.
1. Nhiều người kháng chiến không CS, thà chiêu hồi về Miền Nam, mặc dù ông Diệm đã chết chứ không theo CS về Bắc. Tôi nghĩ số những kháng chiến quân không CS nầy là đảng viên của các đảng phái, và của những người kháng chiến chống Pháp không theo đảng phái nào. Tích tụ từ bao năm chống Pháp mà có, lực lượng nầy không phải là nhỏ. Đảng CSVN mới thành lập 1930 đến 1954, chỉ mới chống Pháp được 21 năm, (đặc biệt là từ khi Mao Trạch Đông chiếm Trung Hoa 1949). Trong khi cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1862 là năm Pháp chiếm được Gia Định đến 1954 là 92 năm. Thời gian lâu hơn gấp bốn lần của đảng CSVN thì số kháng chiến quân cũng gấp bốn lần của quân CS. Tấm hình dưới đây là một bằng chứng, chứng minh cho chúng ta biết: Hồi còn chiến tranh, có nhiều người trong rừng đánh chúng ta, họ không phải CS, họ hợp tác với CS, họ là những người kháng chiến chống Pháp, họ nghĩ VNCH là tay sai của Pháp, rồi của Mỹ. Ông Diệm là người họ hy vọng có thể cộng tác được, nhưng Mỹ đã giết ông Diệm thì họ hết hy vọng trở về hợp tác được nữa, nên họ hiệp lực với CS chống đến cùng. Xét ra, CS rất xáo quyệt trong khôn khéo, đã lợi dụng được sức mạnh của thành phần chống Pháp không CS nầy, để thêm sức mạnh cho chúng. Bởi vậy, giai đoạn gần kết thúc chiến tranh, CS đẻ ra thành phần thư ba để đánh lừa đám chống miền Nam không cọng Sản. Nhờ đó CS đã chiến thắng chúng ta. Giết ông Diệm, chính người Mỹ làm cho miền Nam đang thắng lại thua ngược.
2. Trong những người kháng chiến chống Pháp không phải ai cũng theo CS, vì trước năm 1930 chưa có đảng CS thì lực lượng kháng chiến chống Pháp đã có từ nhiều năm trước đó rồi. Hiệp định Genève là dịp để CS cướp công của những người kháng chiến. Tại sao đảng CS đổi tên từ đảng CS Đông Dương ra đảng Loa Động Việt Nam? Là để những người kháng chiến không CS cứ nghĩ đảng Lao Động Việt Nam không còn theo đảng CS Đông Dương nữa, để che mắt những người kháng chiến không CS. Nhưng sau ngày 30.4.1975 CS đã lấy lại tên cũ mà còn lấy thẳng tên Đảng CS Việt Nam, mà không sợ những người kháng chiến không CS phản đối. Những người kháng chiến cũ có phản đối dành công đó chứ, nhưng làm gì được nữa! Đến bây giờ thì chúng ta mới hiểu trọm vẹn; tại sao cũng là người VN chống Pháp như CS mà CS lại giết những người Quốc gia chống Pháp nhiều như vậy. Chỉ vì cướp công kháng chiến chống Pháp, cướp nhân lực chống Pháp của người Quốc gia dâng cho Liên sô. Vì ông Hồ là đảng viên của đảng CS quốc tế Liên sô.
Hiệp định Genève quy định:
- Miềm Bắc, từ vỹ tuyến 17 trở ra Bắc là của những ai chọn chế độ CS.
-Miền Nam, từ vỹ tuyến 17 trở vào Nam là của những ai chọn chế độ tư do.
Như vậy, ai không theo CS thì phải rời miền Bắc vào Nam, nếu ở lại miền Bắc thì phải theo CS. Những người kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc khi vào đến mật khu miền Nam (vì miền Nam lúc đó vẫn của Pháp), những người nầy không biết ai là CS, ai là người kháng chiến không cọng sản. Đây có lẽ là một lý do bí ẩn mà đảng CSVN gấp rút thành lập MTGPMN để đánh lừa những người chống Pháp không theo CS. Dùng họ làm lực lượng miền Nam chống chính quyền miền Nam mà CSBV đứng sau lưng chỉ huy. Để những kháng chiến quân không theo CS nầy nghĩ rằng, MTGPMN là lực lượng chống đế quốc chứ không phải của CSVN. Những người kháng chiến không CS cũng nghĩ rằng, họ cộng tác với MTGPMN chứ không cộng tác với CS miền Bắc. Như vậy, họ cho rằng, họ là lực lượng VN không theo CS miền Bắc, cùng phe với Nga, Tàu Cọng. Họ cũng không theo VNCH miền Nam cùng phe với Mỹ. Màn kịch nầy đảng CSVN đóng thật xuất sắc. Đánh lừa hết các phe trong cuộc và Quốc Tế (Mỹ, VNCH, MTGPMN, QT) cũng bị lừa.
Đây là chiêu đỡ đòn của CS chống lại chính sách "Tố Cọng" của chính phủ Đệ I VNCH. Chính sách Tố Cọng thành công đến nỗi miền Bắc phải nhờ Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến can thiệp. Vì rất nhiều cán binh CS bỏ đảng theo VNCH. Tôi đã đọc nhiều bản báo cáo mất đảng viên rất trầm trọng mà tôi trích sau đây:
" Trong cuốn hồi ký mang tên “Bội Phản hay Chân Chính?”, Dư Văn Chất, Phái khiển của cụm tình báo chiến lược A.22 đã viết:
“Đây là một ngành an ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và táo bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến ta ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hỏi hiệp thương tổng tuyền cử cho tới tiếng súng Đồng Khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá vào cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên Khu Năm, Tỉnh Ủy Thừa Thiên, Thành Ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở Đặc Khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là Mật vụ Miền Trung đánh bắt gọn các lưới Tình Báo Chiến Lược của ta trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ một năm.”
(BPhCC.tr. 2). “Phải công nhận bọn mật vụ Ngô Đình Cẩn giỏi thật… Nó nắm vững mình từ tổ chức, phương châm công tác, quy luật hoạt động tới tâm lý và quy luật tư tưởng. Nó rành cả cách xử lý cán bộ bị bắt và sau khi ra tù. Mình đánh giá địch quá thấp, chỉ vì giáo điều…một chiều... trong khi địch thiên biến vạn hóa - đặc biệt về ngành an ninh tình báo, công an…”
(BPhCC.tr. 113). Trong loạt bài viết về Mười Hưong, dưới nhan đề: “Tướng Tình Báo Chiến Lược” đăng trên tờ Thanh Niên, số 300 ra ngày 26-11-2002 đăng lời của Mười Hương (Trần Quốc Hương) như sau: “Những năm 1940, tôi có cảm giác cô đơn lạnh lùng khi phong trào đi xuống. Thế nhưng hồi ấy cũng không đen tối bằng những năm 1957 đến 1959 sau này…”
Ông ta nói tiếp: “Chúng ta lâu nay cứ chê bai thằng Cẩn rằng: Nó đi guốc mộc, miệng nhai trầu bỏm bẻm… chê như vậy không đúng đâu. Thằng Cẩn nó giỏi lắm, có mưu trí lắm. Nó biết hết dường đi nước bước của chúng ta.”
Chính Mười Hương cũng đã nhìn nhận:
“Cái chủ trương bao trùm của Ngô Đình Cẩn là chuyển hướng tù nhân, đối tượng là những người kháng chiến nằm vùng hoặc từ Bắc vào. Ai có bị bắt, bị nhốt trong các nhà lao ấy mới thấy sự thâm hiểm của chúng. Ngô Đình Cẩn thường nhốt chung năm bảy người vào một cụm. Chúng nó vẫn cho ăn, uống, đi lại, thậm chí có thể gởi mua sách báo đọc. Nhốt từng buồng giam nhưng như kiểu không nhốt, có khoảng cách khó hiểu, để mọi người nghi ngờ lẫn nhau, muốn đoàn kết vẫn không đoàn kết được.”
Theo tài liệu của Bộ Thông Tin VNCH, tính đến tháng 5 năm 1956 đã có 94.041 cán bộ Việt Cộng về hồi chánh và 5.613 bị bắt.
Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1955” của Bộ Quốc Phòng Hà Nội, Tập II (tr. 73 - 74) đã viết: “Chỉ từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Cơ sở đảng, cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng.
“Ở Tây Nam Bộ, sau hai năm thực hiện đấu tranh chính trị, đã có một đồng chí Phó Bí Thư Xứ Ủy, 18 tỉnh ủy viên, 100 huyện ủy bị bắt.
“Tỉnh Thủ Dầu Một ta bố trí ở lại 1.647 đảng viên chỉ còn 260. Tỉnh Gia Định 3.000 đảng viên chỉ còn 350. Huyện Hàm Thuận (Bình Thuận) từ 656 đảng viên đến ngày 20.7.1955, chỉ còn 80 đảng viên, v.v.
“Đặc biệt nghiêm trọng, do bị khủng bố dã man ở một số địa phương đã ra đầu hàng, tự thú với địch. Ở Bình Định, hầu hết đảng viên bị bắt đều khai báo tự nhận mình là đảng viên hoặc khai cho người khác. Hai huyện Nghĩa Hành và Đức Phổ (Quảng Ngãi), tính đến tháng 8–1955, có 80% đảng viên khai báo. Xã Phong Chương (Phong Điền, Thừa Thiên) có chi bộ 25 đảng viên, ra đầu hàng 24 còn một phải chạy trốn. Một số đảng viên không tin ở đấu tranh chính trị thành công đã dao động, chạy dài, tránh né công tác, thậm chí có người tập ăn nhạt, uống ít nước để nằm hầm bí mật được lâu...”
Báo Công An Nhân Dân online ghi nhận thêm:
“Hầu như nhiều vùng Quảng Trị, Thừa Thiên mất trắng. Đa phần cán bộ ta đã bị chúng bắt, cơ sở bị xóa. Một số ít dạt ra miền Bắc, lên xanh hoặc chuyển công tác vào phía.”
Vì không chịu nổi chiến dịch tố Cộng tại miền Nam, năm 1957 Lê Duẫn, Xứ Ủy Nam Bộ, phải bỏ ra Hà Nội.”. (hết phần trích).
Đọc những bản báo cáo của CS chúng ta rất biết ơn Đệ I VNCH và khen ngợi ông Ngô Đình Cẩn và ông Dương văn Hiếu.
Cho nên, CS gấp rút thành lập MTGPMN để đánh lừa, giữ chân đám kháng chiến không cọng sản này. Có lẽ MTGPMN cũng chỉ biết trong nghi ngờ, mình là con rối của CSMB khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, và biết chính thức là ngày họp hiệp thương hai miền Bắc Nam. Là ngày Hà Nội tuyên bố chính thức cho MTGPMN biết, rằng đảng dựng lên MTGPMN khi cần, bây giờ đảng không cần nữa thì đảng tuyên bố giải tán. Trắng mắt chưa MTGPMN? Đó là lý giải cho tấm hình giới đây.
Tại sao binh chủng Đại Phương Quân-Nghĩa Quân lại được tăng quân số bằng Chủ Lực Quân? Người Mỹ gọi là VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH.
Để thay thế 500.000 lính Mỹ chăng? Mỹ rút về nước 500.000 quân như vậy, trên chiến trường, Nam Việt Nam đã mất 50% sức chiến đấu, phải lấy quân ở đâu để thay thế vào chỗ bỏ trống đó? Đến giai đoạn nầy, người Mỹ mới thấy nông thôn rất quan trọng. Vì nông thôn chính là nơi đông dân sinh sống nhất, 80%, là nơi cung cấp nhân lực, tài lực nhiều nhất. Chính là nơi ta và địch chạm mặt nhau, dành nhau với địch từng người dân. Cũng là nơi khó kiểm soát dân nhất. Kiểm soát được nông thôn thì nông thôn trở thành tấm chắn bảo vệ thành phố; không kiểm soát được nông thôn thì nông thôn là tai hoạ cho thành phố. Chính vì không thấy sự quan trọng đó của nông thôn mà miền Nam đã để cho CS cướp mất một số nhân lực có thể thành lập được hàng chục sư đoàn.
Với số lượng nhân lực cướp được nhiều như thế, thì CS lớn mạnh làm chủ nông thôn là điều phải đến. Khi chiếm được nông thôn, CS phá hết những văn minh của miền Nam như : Trụ sở xã, Chợ búa, trường học, đường sá, dựt sập hết cầu cống, đào đường, đắp mô, đặc mìn. Rồi đến giai đoạn lùa dân vào rừng. Ấp-Chiến-Lược An Phú xã Tâm Hưng, ngày thành lập chiều dài hơn một Km. Sau 3 lần dành dân; khi cọng sản mạnh, chúng lùa dân vào rừng; khi Quốc gia mạnh, lại vào rừng đem dân về lại ấp cũ. Cuối cùng định vị năm 1975 dân ấp An Phú chỉ còn chưa đầy một nửa. Vậy số dân không trở về làng họ đi đâu? Họ đi đánh Mỹ và đánh VNCH chứ đi đâu! Họ bỏ xác trên chiến trường nên ấp An Phú mới trống nhiều chỗ như vậy.
Bây giờ người Mỹ mới thấy nông thôn quan trọng như vậy, nên mới cho VNCH (cho tiền) thành lập thêm nhiều đơn vị. Đại đội, tiểu đoàn, có nơi đã có liên đội ĐPQ, có Đại Tá chỉ huy như một trung đoàn, như Bắc Bình Thuận. Vị Đại Tá đó là ĐT Lại văn Khuy. Đó là phát triển ĐPQ lớn lên theo chiến trường là đúng hướng (nhưng quá trễ). Vì Bình Thuân không thể ngồi nhìn khi Lâm Đồng bị đánh. ĐT Khuy không thể, để liên đội của ông ngồi nhìn khi thành phố Phan Thiết đang bị một trung đoàn CS bao vây; mà phải tiếp cứu, chứ không chờ Sư Đoàn 23 BB từ Buôn Mê Thuột đem quân xuống giải vây cho Phan Thiết như hồi năm 1968 nữa. Tôi thật tiếc cho tính toán sai lầm của người Mỹ và của Bộ Tổng Tham Mưu của Đệ Nhị Cộng Hoà.
Nếu quân số ĐPQ-NQ năm 1964-1968 mạnh như 1975 thì CS Bình Thuận làm gì được chúng ta? Quân số ĐPQ-NQ của Bình Thuận năm 1975 là 13.000 quân, nghĩa là hơn một sư đoàn. Hãy nhìn vùng trách nhiệm của sư đoàn 23 BB. Năm 1966 gồm các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Buôn Mê Thuộc, Pleku. Mậu Thân 1968 nếu không có tiểu đoàn 4/44/23BB chiếm lại lao xá cũ thì một đêm nữa thôi CS sẽ chiếm bộ chỉ huy tiểu khu Bình Thuận. Với trách nhiệm diện địa lớn như vậy mà sư đoàn 23 BB vẫn chu toàn. Xét về quân số thì Bình Thuận đông quân hơn quân số của sư đoàn 23 BB. Nhưng trách nhiệm diện địa thì chỉ bằng 1/5 của sư đoàn 23 BB. Như vậy ĐPQ-NQ chúng ta chưa khổ bằng một nửa cái khổ của anh em binh sĩ sư đoàn 23 BB. Năm 1974 tôi học khóa bộ binh trung cấp ở trường Long Thành. Một anh Trung úy của sư đoàn 23 BB cùng khóa trung cấp với tôi tâm sự: "Tao về sư đoàn 23 BB 2 năm cứ hành quân liên miên không được về thăm vợ một lần nào; một lần vợ tao đánh liều lên thăm tao, vợ chồng tao chỉ gặp nhau được một giờ là phải lên đường hành quân". Tôi xót xa cho anh, mà thầm nghĩ anh em CLQ khổ thật. Tôi thán phục tinh thần kỷ luật của anh bạn xứng đáng là sĩ quan QLVNCH.
Một suy nghĩ sai lầm là, các binh chủng, các sư đoàn thì đánh giặc giỏ, còn ĐPQ-NQ thì dở. Đó là suy nghĩ sai lầm, suy nghĩ chủ bại. Khi người lính ĐPQ-NQ đã được trang bị M16, M79 đại liên 60, mìn Clemore, lựu đạn thì không khác gì người lính chủ lực quân mặc quân phục rằn ri. Bộ quân phục là vật vô tri không thể làm cho người lính thiện chiến được. Lính ĐĐ 290 của tôi đã từng bỏ chạy trước quân thù; vậy mà nay họ không sợ địch cứ 2 tuần lễ mà không có lệnh hành quân là họ xin tôi cho họ vào rừng tìm địch. Lệnh cho đi 8 cây số, nhưng 8 cây số chưa tìm ra địch họ cứ đi tìm địch, cho đến khi đụng địch thì quá xa đơn vị không liên lạc được, phải nhờ đài tiếp vận Ta Dôn chuyển tin về đơn vị. Chuyện nầy tôi đã trong Đặc San Ân Tình 2009. Hôm nay tôi muốn nhắc lại chuyện nầy để chứng minh rằng không có lính nào dở mà người chỉ huy phải chấp nhận gian khổ để đưa đơn vị từ dở trở thành đơn vị giỏi. Nếu tiểu đoàn 4/44/23 BB lấy lại Phú Long thì dân khoa bảng và đám chủ bại nói lính sư đoàn 23 BB giỏi. Còn tiểu đoàn 249 ĐPQ của Bình Thuận lấy lại Phú Long không giỏi sao? Thật là Bụt nhà không thiêng. Sự suy nghĩ Bụt nhà không thiêng nầy là do sai lầm của người Mỹ không để cho ĐPQ-NQ đủ quân số, đủ trang bị lúc ban đầu, làm cho ĐPQ-NQ phải chịu đựng "rót" trước địch quân một thời gian dài. Đến năm 1975 mới loại trừ được 3/4 cái "rót" đó. Nghĩa là cái "rót" vẫn còn, nhưng không còn nhiều.
Một điều mà ta phải thấy, lính sư đoàn họ đụng địch nhiều hơn ĐPQ-NQ chắc chắn họ có nhiều kinh nghiệm tác chiến cá nhân, gan dạ hơn ĐPQ-NQ, "Cha ông chúng ta đã nói văn ôn võ luyện" là quá đúng.
Tôi tin tưởng năm 1973 ký hiệp định Paris. Nếu CS mở mặt trận lớn như Mậu Thân thì Bình Thuận đủ sức chiến đấu cấp trung đoàn hay hơn nữa. Sau trận đó, nếu có, thì Bình Thuận sẽ loại bỏ hết cái "rót". Bằng chứng là tiểu đoàn 249 đã làm được tại Phú Long. Từ tiểu đoàn 249 chúng ta có thể suy ra các đơn vi khác trong toàn tỉnh khả năng chiến đấu sẽ là 9-10 như Tiểu Đoàn 249 ĐPQ Bình Thuận.
Một điều vô cùng quan trọng mà chúng ta ít nghĩ đến. Đó là chính nghĩa Quốc Gia. Ông Diệm chết, CS lấy lại những tên tình báo gạo cội như Đại Tá Lê Câu, Mười Hương trưởng cụm tình báo miền Nam, và biết bao tên khác nữa trong nhà tù Côn Đảo của chúng ta. Người Mỹ cứ tưởng rằng không có ông Diệm nầy thì có ông Diệm khác. Mỹ đổ quân vào mà không có một tờ giấy cho phép của miền Nam. Nghĩa là NVN đã mất chủ quyền sau cái chết của ông Diệm. Chính nghĩa Quốc Gia đang từ tay VNCH bị CSVN dựt về tay CS. Mà cho dù có sự cho phép quân Mỹ vào để giúp miền Nam thì CS cũng tuyên truyền miền Nam rước voi về dày mả tổ. Đường nào ta cũng bị dân hiểu lầm.
Cho nên:
TT Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói với đại sứ Mỹ năm 1962: "Các ông nên nhớ trên đất nước tôi 4000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ . Ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước nầy chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng thua theo."
Sau ngày 1.11.1963, miền Nam như rắn không đầu, là thới gian người Mỹ điều khiến tranh. Mỹ coi thường lời cảnh báo của ông Diệm. Mỹ chưa bao giờ thắng một nước lớn hơn nước Mỹ, nhưng VN đã từng thắng Tàu lớn gấp 10 lần VN. Tại sao người Mỹ không nghĩ, VN mất nước về tay Tàu cả hàng 1000 năm, mà nay vẩn đánh thắng Tàu dành lại chủ quyền độc lập cho giống nòi? Câu nói của ông Diệm trên đây đã cảnh báo Mỹ sẽ thua, nếu người Mỹ đưa quân vào NVN. Mà Mỹ thua thật ! Người VN chúng ta có một cái dở, rất dở "Bụt nhà không thiêng", cho nên các tướng tá VNCH vẫn nghe lời Mỹ hùa bè với Mỹ "giết người nặng lòng với non sông" như bài hát nào đó. Để rồi tất cả chúng ta cùng với Mỹ, và các nước đã đem quân đến giúp ta cũng thua CSVN ! Chúng ta có thấy ông Diệm có viễn kiến không? Tình hình VN thời đó chỉ có những người tầm cở như Ngô Đình Diệm mới làm nổi như cụ Pha Bội Châu đã nhận định về ông Diệm.
Cách bố trí quân hợp lý cho miền Nam ở giai đoạn đầu cuộc chiến, là phải ưu tiên cho ĐPQ-NQ đủ quân, đủ vũ khí, để giữ vững nông thôn trước đã, hoặc phải phát triển hai binh chủng ĐPQ-NQ và chủ lực quân (CLQ) ngang nhau. Không thể coi thường nông thôn để mất dân, mất đất. Mất dân mất đất là tăng quân số, tăng địa bàn hoạt động cho địch, là đúng sách lược của CS lấy nông thôn bao vây thành thị. Khi ĐPQ- NQ đã đủ sức bảo vệ nông thôn, rồi mới đến chủ lực quân. Nếu năm 1965 mà tỉnh lộ 8 có 2 tiểu đoàn giữ an ninh như 1973 thì làm sao CS giết được Đại úy Huỳnh Trọng và Đại úy Mỹ. Đệ II Cọng hòa chỉ thấy giặc xa mà không thấy giặc gần.
Sai lầm lớn của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) và Mỹ là lo ngăn chận biên giới, chống xâm nhập của bộ đội Bắc Việt. Điều đó đúng, nhưng BTTM quên rằng, không thể coi thường nông thôn, nơi mà CS đang cố gắng dành dân, dành đất với chúng ta, CS là giặc trong nhà là nội thù, nội tuyến nguy hiểm hơn giặc miền Bắc xâm nhập bội phần. Khi CS đã chiếm được rất nhiều vùng nông thôn, ĐPQ-NQ không giữ được nông thôn để CS bắt dân trong các thôn ấp của mình, vừa tăng quân, vừa tăng cơ sở, tăng nguồn tiếp tế nuôi ăn mà Bắc Việt không mất gì cả ngoài lời nói tuyên truyền mà thôi.
ĐPQ với du kích chiến. Chiến tranh du kích là đánh tiêu hao sinh lực địch. Có đánh tiêu hao sinh lực của địch thì địch mới yếu từ từ, rồi mới kiệt sức, rồi địch mới thua. Đó là chiến thuật mà CS đã dùng để đánh Mỹ. Để đối lại du kích chiến của CS. Mỹ dùng chiến thuật lùng và tiêu diệt địch. CS dùng du kích bắn "nheo" hay bắn sẻ để chống lại. Hai chiến thuật đối chọi nhau của Mỹ và CS mới xảy ra vụ "thảm sát Mỹ lai". Cuối cùng Mỹ không chịu nổi. Đành cuốn cờ ra đi nhục nhã. Đừng coi thường chiến tranh du kích. Muốn thắng một trận đánh lớn cũng phải dùng du kích để tìm hiểu đơn vị địch, dùng du kích bắt sống tù binh để khai thác biết rõ đơn vị địch, rồi sau đó mới quyết định đánh hay không đánh. Theo quyển "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập" thì Lê đức Thọ nói, "toàn thể cuộc chiến vừa qua là chiến tranh du kích". Du kính lớn, hay du kích nhỏ là do CS trù liệu, đánh thắng thì đánh tiếp, nếu địch mạnh thì rút lui chứ không phải là thua. Đến giai đoạn chót, CS mới tung toàn lực với 14 sư đoàn đang có mặt tại miền Nam, và 7 sư đoàn trừ bị đưa từ miền Bắc chuyển vào. Khi đã thấy chắc ăn, CS mới dám tuyên bố chiến dịch Hồ Chi Minh là trận đánh quyết định sau cùng với chủ lực quân và trận địa chiến để kết thúc trận đánh mà CS gọi là. "Đại Thắng Mùa Xuân".
Có một điều rất thuận lợi cho ĐPQ-NQ của chúng ta là. Trong rừng các tuyến đường giao liên chằng chịt của CS, đã là cơ hội cho ĐPQ-NQ phục kích. ĐĐ 290 của tôi lớn mạnh giỏi hơn trước đây, thích đánh giặc hơn trước cũng nhờ khai thác yếu điểm nầy của địch. Tôi nghĩ, từ Nam ra Bắc Bình Thuận, đơn vị ĐPQ nào cũng đánh du kích, thích đánh du kích. CS không về thôn ấp thì chúng ta vào rừng tìm đường mòn mà phục kích, thì giá chót mỗi ngày 24 giờ trên toàn tỉnh Bình Thuận cũng giết được 5 tên địch. Hãy làm một bài tính. Một ngày giết 5 tên X 30 ngày là 150 tên X mười 12 tháng là 1700 tên. Cứ mỗi năm 1700 tên địch bị ta loại khỏi vòng chiến. Như vậy, cứ 2 năm Bình Thuận sẽ loại khỏi vòng chiến một trung đoàn địch. Theo tôi, đó là cách đánh nhẹ nhàng mà ít hao quân. Tôi đã từng nói với lính 290 chúng ta thà mất nhiều mồ hôi chứ đừng để mất máu.
Đại đội 290 ĐPQ của tôi cũng áp dụng cách nầy nhưng hơi khác một chút. Tôi ra chỉ tiêu mỗi tuần đi hành quân một lần, phục kích trong rừng giết cho được một tên địch rồi rút quân nhanh ra khỏi rừng để bảo toàn lực lượng. Nhiều lần như thế mà CS không làm gì được chúng tôi. CS tức quá đưa Tiểu Đoàn 482 về đánh trụ sở xã Thiện Khánh (Rạng) để trả thù. Suốt ba giờ quần thảo, chúng không chiếm được trụ sở xã Thiện Khánh, mà còn bỏ xác tên Lê Du tiểu đoàn phó 482 tại chợ Rạng, với khẩu súng K 59 và cuốn sổ nhỏ trong người còn ghi tên Lê Du. Trong khi ĐĐ 290 và BTH 45 không ai bị thương nhờ ĐPQ-NQ giỏ hơn trước và nhờ trụ sở xã và đồn Rạng có điện phòng thủ.
Tôi nhận sự vụ lệnh về một đơn vị chưa hề có chiến công, mà chỉ có bị thương và chết, thì biết ngay đơn vị chưa thiện chiến, tôi rất lo lắng. Hỏi ra thì Đại Đôị 290 của tôi chưa bao giờ đánh du kích. Mà thực ra là không dám đánh du kích vì "rót", vì thiếu huấn luyện du kích nên cũng chưa bao giờ có chiến công. Với ba đời đại đội trưởng: Thiếu úy Lý Nghi Hiệp, Trung úy Trần văn Út, Trung úy Nguyễn Hoàng Nhân (cấp bậc lúc đó). Đến tôi là đại đội phó của Trung úy Nhân lên thay ông làm đại đội trưởng, mới dùng du kích chiến thì đại đội mới có chiến công. Đó là sự thật. Khi đã tìm được cách đánh du kích "Đạp Gai Lấy Gai Mà Lể" dùng du kích đánh du kích. Đương nhiên ĐĐ 290 chiếm địa thế trước thì phần thắng sẽ về ĐĐ 290.
Thời gian 1973, tôi nhìn tương lai cuộc chiến sẽ rất quyết liệt, nên tôi đã tự ý lo cho đơn vị tôi. Xin P3 cho đơn vị tôi đi tăng phái cho tiểu khu Bình Định. Mặc dù chưa tới phiên đơn vị tôi phải đi tăng phái, như là một hình thức chuyển vùng hoạt động cho đơn vị tôi làm quen với địa thế mới; hay sau nầy, tôi cũng tự ý xin P3 cho đơn vị tôi lên cây số 25. Là tôi cố ý cho đơn vị tôi đến hoạt đông ở đó, và tôi còn muốn cho đơn vị tôi đụng địch tại vùng cây số 25 nầy, để đơn vị tôi trưởng thành trong kinh nghiệm chiến đấu. Nếu cuộc chiến còn tiếp diễn thì tôi nghĩ, ĐPQ từ tỉnh nầy, phải chiến đấu tại tỉnh kia, là chuyện phải xảy ra, vì chiến trường đòi hỏi. Đó là hình thức ĐPQ lớn lên thành "bán chủ lực quân". Đó là tự động đôn quân thành chủ lực quân khi chiến đấu tăng viện cho các tỉnh lân cận khi họ cần đến, và sẽ trở về ĐPQ khi trở về tiểu tiểu khu của mình.
Tôi đã đoán được phần nào cuộc chiến, là chiến trường sẽ khốc liệt, nhưng tôi hoàn toàn không đoán được sự phản bội của người Mỹ. Khi miền Trung bỏ chạy tôi lại còn nghĩ tốt cho nhười Mỹ, qúa lắm thì Mỹ giải quyết như Triều Tiên, nghĩa là có thể mất Sài Gòn rồi Mỹ lấy lý do Bắc Việt không tôn trọng hiệp định Paris. Mỹ đổ quân vào miền Trung cắt đứt đường hậu cần tiếp tế súng đạn. Hay qúa lắm thì như Đài Loan rút quân ra các đảo chờ thời phản công chứ không thể thua trắng tay như hôm nay.
Tại sao thời Đệ I Cộng Hòa, miền Nam không muốn Mỹ đưa quân tác chiến vào, mà còn yêu cầu Mỹ rút bớt cố vấn, thì Mỹ cứ đòi đưa quân vào cho bằng được. Mà nay thời Đệ II Cộng Hòa, miền Nam muốn Mỹ ở lại giúp thì Mỹ lại nằng nặc rút đi? 58.000 quân nhân Mỹ chết, Mỹ mới thấy sai lầm cho việc đưa quân vào miền Nam làm cho miền Nam mất chính nghĩa. Mất chính nghĩa là thua. Nếu Mỹ nghe lời ông Diệm đừng đưa quân vào miền Nam thì ngày nay Mỹ đâu có đau buồn về "Hội chưng Việc Nam", để Nam Việt Nam cũng không phải thua theo Mỹ như ngày hôm nay. Làm cho dân VN chúng tôi hàng triệu người phải trốn chạy khỏi quê hương chúng tôi vi CS.
Lời của TT Ngô Đình Diệm còn vang vọng bên tai tôi : "Nếu miền Nam thua cuộc chiến nầy thì Việt Nam sẽ trở thành quận huyện của Trung Hao đó chỉ là thời gian".
Đức Quốc, ngày 25 tháng 12 năm 2018
Cựu Đại úy Địa Phương Quân Bình Thuận
Nguyễn Duy Sâm
Tôi đồng ý với nhận định của Cựu Đại Úy Nguyễn Duy Sâm. Rừng nào cọp ấy (nấy). Thường người ta chỉ nhìn những gì có vẻ nổi bề ngoài và không quan tâm đến những gì có vẻ trầm lặng. Các chiến sĩ ĐPQ & NQ thường ít khi đụng độ với VC cấp đại đội, tiểu đoàn hay trung đoàn. Nhưng những trận chiến địa phương cũng đã gây tử thương cho nhiều chiến sĩ ĐPQ và NQ. Nếu nói hậu phương có an bình thì ngoài tiền tuyến các chiến sĩ mới an tâm đánh giặc thì cũng đúng thôi. Nói chung trí thức hay nhà báo nằm ở thủ đô hay tỉnh lỵ thì có thấy gì các cuộc hành quân mở đường, tìm địch và phục kích VC ban đêm của các đơn vị ĐPQ và NQ. Nếu có đụng độ thì số tổn thương cũng chỉ ở con số khiêm nhường chục người hoạc hai ba chục người; không thấm gì với những cuộc đụng độ ác liệt của các Sư Đoàn Bộ Binh và Lực lượng Tổng Trừ Bị. Tôi còn nhớ khi ra trường Bộ Binh Thủ Đức vào cuối năm 1968, tới phục vụ tại một đơn vị ĐPQ.Với chức vụ Trung đội trưởng mà vũ khí cá nhân của tôi chỉ là khẩu súng từ thời Đệ II Thế chiến, súng Carbine M2, còn binh sĩ Carbibe M1 hay Garant M1. Trong trận chiến Mậu Thân 1968 VC đã được trang bị súng tự động AK 47. Chỉ một ví dụ này thôi thì đủ biết ĐPQ và NQ làm sao gây được thành tích lớn. Tuy vậy, hầu hết nông thôn Miên Nam đã được bảo vệ an ninh khiến VC không thể thi hành chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị. Chuyện ĐPQ & NQ còn dài phải viết cả một quyển sách dầy. Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vài lời để người Việt còn tinh thần Quốc gia và Dân Tộc hãy suy nghĩ cho đúng về nhiệm vụ khác nhau của các đơn vị của Quân lực VNCH và tìm ra con đường đứng đắn nhất có lợi cho Dân Tộc VN.
Trả lờiXóa