Trong khi ở Miền Bắc, giáo dục rất thiếu sót chương trình trung học chỉ có 10 năm, và đội ngũ khoa học kỹ thuật của họ rất tồi tệ, thì ở Miền Nam Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có những điểm sáng chói như sau: Chương trình trung học ở Miền Nam đúng theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 năm. Chương trình đại học cũng có chất lượng của các nước phương tây.
Chương trình mở mang giáo dục dưới thời TT Ngô Đình Diệm đem lại số học sinh và số trường trung học tiểu học tăng vọt hàng năm với tốc độ khoảng 60% 70%.
Từ năm 1957 đến 1961, số học sinh và trường học tăng lên gấp 4. Ông cũng cho thành lập rất nhiều các trường dạy nghề. Về giáo dục đại học, tổng số sinh viên tăng trong vòng 3 năm là 60% vào năm 1957.
Đại Học công lập Huế và đại học tư thục Đà Lạt được mở ra dưới thời của TT Diệm theo sau là Viện Đại học Sài Gòn The University of Saigon, là một viện đại học công lập, được thành lập vào năm 1957 dưới chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đây là viện đại học được xem là có uy tín nhất ở Miền Nam Việt Nam, cung cấp các giáo sư đi thỉnh giảng ở các viện đại học khác. Viện đại học này cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ.
Năm 1961 ông cho thành lập Đại Học Y Khoa Huế. Số sinh viên chỉ trong vòng 3 năm sau khi ông về nước chấp chánh đã tăng lên gấp 4 lần đồng thời chính phủ cũng có chương trình cấp học bổng cho sinh viên du học ở các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu Việt Nam hóa đội ngũ giáo sư đại học với tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại Học Y Khoa là một dẫn chứng cụ thể rằng Tổng Thống coi trọng quốc thể, vào năm 1961 trường này đã hoàn toàn không còn giảng viên người Pháp. Xin được lập lại, chỉ sau 5 năm cầm quyền, ông đã xây dựng được một hệ thống Đại Học mà các nước trong vùng phải kính nể. Ông đã chứng minh cho thế giới thấy người Việt Nam hoàn toàn không thua bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhiều bệnh viện nổi tiếng chẳng hạn bệnh viện Bình Dân cũng được thành lập để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho dân chúng và giảng dạy y khoa.
Kinh Tế: Nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị, bản chất thông minh, trọng của công, cần kiệm và rất cẩn trọng trong việc sử dụng tiền viện trợ, ông đã lèo lái đất nước đưa đến bến bờ của sự thanh bình thịnh vượng và nhân quyền. Qua chương trình CIP ( Comercial Import Program), mỗi năm ông nhận viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ là 322 triệu năm 1955, và nhờ việc sử dụng hiệu quả và chính xác, viện trợ Mỹ đã tăng lên 450 triệu Mỹ Kim sau đó. Với sự trợ giúp này, ông lại nhanh chóng biến Miền Nam thành một hòn ngọc viễn đông trong một thời gian kỷ lục là ba năm, đến nỗi tổng thống Eishenhower đã đón ông với 21 phát súng đại bác.
Toàn bộ hệ thống giao thông thủy bộ và đường xe lửa xuyên Việt được tái thiết lại, phục vụ nhu cầu thương mại và sản xuất và nông nghiệp. Chương trình cải cách ruộng đất và khuyến nông đã biến những thửa ruộng và đồn điền bỏ hoang thành những cánh đồng phì nhiêu và đồn điền trù phú, làm đem lại số gạo và cao su xuất cảng tăng vọt. Đơn cử là chỉ mới năm 1957 mà số gạo sản xuất là 3 triệu tấn, chăn nuôi heo gà vịt phát triễn mạnh và đã xuất cảng được một số lượng đáng kể hàng năm
Điều quan trọng đáng nói là dù Miền Nam căn bản là một quốc gia nông nghiệp, ông vẫn quyết tâm biến Miền Nam trở thành một quốc gia kỹ nghệ. Giai đoạn này chúng ta thấy Miền Nam đã có những nhà máy ván ép, nhà máy giấy, nhà máy dệt, nhà máy xà bông, viện bào chế dược phẩm v.v. TT Ngô Đình Diệm là con người thấy xa trông rộng và rất chu đáo trong tất cả mọi kế hoạch phát triễn quốc gia. Chương trình mở mang và nâng cao chất lượng giáo dục song song với phát triễn kinh tế là một dự án đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm chuẩn bị tài nguyên con người để thực hiện việc kỹ nghệ hóa Miền Nam.
Các trường đại học và các trường dạy nghề đào tạo công nhân và chuyên viên kỹ thuật ở mọi mọi lãnh vực từ hành chánh đến khoa học đến kỹ thuật để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước.
Trung tâm nguyên tử Đà Lạt và đập Đa Nhim cộng với 2 kế hoạch ngũ niên 1957 đến 1961, 1962-1967 và chương trình đẩy mạnh mở mang giáo dục là một bằng chứng về một kế hoạch phát triễn rất hợp lý và đồng bộ của tổng thống để có đủ tài nguyên vật chất và tài nguyên con người cho một quốc gia kỹ nghệ. Nếu tổng thống còn sống, thì chắn chắn Miền Nam còn tiến xa hơn Nam Hàn gấp bội, một Nhật Bản thứ hai cũng không phải là điều nói quá, vì ông và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu là người đã sống ở Nhật hiểu biết về Nhật. Tuy không tin tưởng và cũng không hợp tác với chính phủ Nhật, nhưng ông rất ngưỡng mộ thể chế chính trị, sự phát triễn kinh tế khoa học của Nhật. Khuôn mẫu chính trị và sự tiến bộ của Nhật Bản là điều TT Ngô Đình Diệm muốn Việt Nam đạt được.
Theo Chính Khí Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét