Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.


Trước giờ đa số chúng ta đều cho rằng Dương Văn Minh là đầu sỏ vụ đảo chánh 01-11-1963. Thật ra, DV Minh chỉ là một hình nộm mà kẻ chính phạm đã khéo léo sắp xếp để hắn đứng ra phạm tội và chịu tội thay cho mọi người. Kẻ chính phạm là một tên CIA Việt Nam, hắn xếp người nào vào việc đó, hắn muốn giết Cụ Ngô là cha nuôi hắn, nhưng hắn biết DVMinh cũng muốn giết Ngài để che dấu tội, thế là hắn xếp DVMinh vào vị trí có thể giết được Cụ Ngô, đó là kế "mượn đao giết người". Kẻ chính phạm vô cùng thâm độc đó hiện nay vẫn còn sống, hắn là :

TƯỚNG TRẦN THIỆN KHIÊM 

Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam.

Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v...đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.

Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.

Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.

Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.

Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.

Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.

Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.

Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.

Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.

Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:

- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật. 
- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long. 
- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh. 
- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v...có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.

Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v...chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.

Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.

Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...

Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.

Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".

Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.

Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...

Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam.

Trần Ngọc Giang








Bình Luận


David Leoncio Tác giả bài viết có cái nhìn khá phiến diện khi ông ta đổ hết tội lỗi cho ông Thiệu trong việc thất thủ miền nam,do đó tôi có quyền nghi ngờ tính xác thực của bài viết này



Vi Vô Dĩ nhiên là bạn có quyền ngi ngờ chứ, nhưng bạn nói ra như vậy tôi mới biết là bạn chưa đọc bài viết, hoặc bạn đã đọc mà không biết bài viết nói về cái gì !!!




Tuong Xuanhong Chém nó


Yến Trần Bài viết rất hay..Tác giả nói rất đúng!! Nếu như không có biến cố đảo chánh 1-11-1963 thì sẽ không có Đệ Nhị CH và tất nhiên sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu..Hơn nữa là miền Nam VN chưa chắc đã rơi vào tay cs!!


Tom Tran Toàn là kẻ phản thầy hết vì vậy mả miền nam VN mới lọt vào tay Cs Bv .



Marine Tsai Suy ton Ngo Dinh Diem, neu bon tieu nhan khong xung dang lam nguoi dan vnch nua noi chi la lanh dao, kia ko lam tro he tan ac thi hom nay nen de nhat vnch van ton tai, vnch da danh thang csbv va mien nam da ko mat. Nen toi chua bao gio ung ho ong thieu va be lu tuong hen kia ca.


Tom Tran Tên tướng phản thầy nầy hiện đang sống ở Thành Phố San Jose thì phải .



Vi Vô Tôi lại nge nói hắn đang ở vùng Washington DC. Không biết nữa !




Darichvanesa Levan Bài học của lịch sử thì quí giá vô song... Cụ Diệm thì một nhà chí sĩ luôn nghĩ cho dân Nam... Mất ngài các lãnh tụ quốc gia Á Châu khóc tiếc thương... Vài chục năm sau mà Đức Lạt Ma còn biết ơn Cụ Diệm giúp gạo cứu đói dân Tây Tạng trước khi Tàu Cộng chiếm... 
Cụ Sào Nam nói thế này...



Vi Vô Đức Thánh Ngô Muôn Năm !


Nguyễn Văn Đại sao người có tâm luôn bạc mệnh, lại chính vì lũ phản bội này mà từ mất đệ nhất, đệ nhị đến mất nước. Có lẽ vì lý do này mà cho đến bây giờ ngoài chống cs, còn phải tìm và chống việt gian. Giặc trong còn đáng sợ hơn giặc ngoài.



Trung PháoThủ Mình thấy số phận của Ngô Tổng Thống giống như Hoàng đế Caesar,bị chính những những thuộc tướng và cả con nuôi mình giết chết.Câu nói cuối cùng Caesar là:"Cả con nữa sao,con trai ta?"


mai gừng cay Một bọn tướng lĩnh đầu óc tăm tối,tham lam...đặt quyền lợi cá nhân trên quyền lợi quốc gia thật đáng chán!


Duy Nguyen mẹ nó lũ phản tướng loạn tá ngu như chó sống trong nhung lụa không biết hưởng. mơ với mộng 1 giấc mơ của chúng nó là cả 1 cơn ác mộng cho miền Nam VN tự do


Quang Nguyen Anh ViVô có biết lý do trần thiện khiêm phản lại Cụ Ngô không a?



Vi Vô Ông ta được Cụ Ngô nhận là con thiêng liêng, con đỡ đầu chi đó, sau đó Cụ Ngô gửi tướng Khiêm qua Mĩ học. Ở đây Mĩ đã mua chuộc và Khiêm trở thành nhân viên gián điệp CIA..Đến khi Mĩ muốn đảo chánh Cụ Ngô, dĩ nhiên phải dùng nhân viên của mình !!!




Quang Nguyen Mất nước rồi khó mà lấy lại ngoại trừ chúng tự chém giết lẫn nhau!


Lính TàPao Cứ đổ lỗi do "cộng sản tuyên truyền cộng sản nằm vùng" nhưng thời đó , có mấy ai chịu nhìn nhận "cái lực lượng nằm vùng khốn kiếp và nguy hại nhất" lại chính là các tham tướng đã được Cụ tấn phong !
Vậy mà lại hô vang "lực lượng cách mạng thành công" thật là khốn nạn !
Cho nên với cá nhân tôi : nghiệp báo của Dân Tộc bắt đầu từ đây !





HATNANG.NET


Son Truong Nhin la thoi do Nen De Nhat Cong Hoa nam tren ban co cua My Nga Tau . Dang trach hay khoi lai nhung loi lam hoan toan do cac Tuong Lanh neu ko dao chanh thi dat nuoc thi VN se co nhieu hua hen tot dep . Bon tham quan co y kien gi ko ?


Dung Huynh Cám ơn anh Vi Vô !


mai gừng cay Dù họ sau cũng chống cộng mãnh liệt nhưng khả năng có hạn,không bằng được với hai anh em Ngô tổng thống nên mất nước về tay cs là hiển nhiên!


Duy Nguyen 1 đất nước đúng nghĩa là GIÀU-MẠNH-VĂN MINH mà lại đi thua lũ khỉ rừng ư? có ai dám khẳng định là +sản giỏi mới chiếm dc miền Nam không? 100% đổ cho cs là mu mô là tuyên truyền là tay sai cho trung cộng cho liênxô cộng đổ cho Mỹ tội bỏ VN vậy có ai ngh...Xem thêm



Vi Vô Chính xác ! Không có vụ đảo chánh thì v+ chỉ ngồi ngáp ngoài Bắc, đợi ngày xin Miền Nam tiếp tế gạo !!!




Nguyễn Huy Thành Thiệt thòi cho dân tộc tôi!


Trầm Hương Thơ Bài viết khá nhưng Mấy dòng đầu Tác Giả lôi cụ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào chung với nhóm phản thầy kia làm mất miền Nam VN. v.v... Còn đoạn kết nói "Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam." cái này buộc tội một cách rất cay độc và phiến diện qúa.



Vi Vô Mấy dòng đầu tác giả nói về những gì mà những người khác đã viết về những nhân vật đó, chứ không phải nói lên í ngĩ của tác giả hoặc xếp chung những nhân vật đó vào một duộc với nhau. Ở đoạn đó, tác giả cho rằng những người viết đó đều "phiến diện" (tác giả dùng chữ "phiến diện" đúng) Ở mấy dòng cuối, tác giả không "nói về" mà chỉ "đề cập đến" TT Thiệu. Nếu nói với mấy dòng đó mà là "buộc tội một cách rất cay độc và phiến diện" ... thì cũng không đúng đâu.


Trầm Hương Thơ Cám ơn anh Vi Vô đã góp ý. Có lẽ do tôi đọc qua nên chưa hiểu kỹ về chìều sâu của ý Tác Giả. Bây giờ đọc lại thì đã hiểu ra rồi.

1 nhận xét:

  1. Chúng nó chuẩn bị đảo chánh như vậy mà Cố Vấn Nhu xem ra chẳng biết cái gì là sao? Ngay cà Hồ Tấn Quyền và Lê Quang Tung cũng mù tịt nữa.

    Tại sao thay vì ra đi khỏi dinh, Cố Vấn Nhu không cho lệnh Liên Binh Phòng Thủ tấn công ngay TTM?

    Cái bất nhân tàn tệ của Trần Thiện Khiêm là dùng quyền TMT để lừa các tư lệnh khác tời trụ sở TTM và bắt cũng như giết!

    Lòng dạ của một lang sói. Nay sự việc đã tan nát, Trần Thiện Khiêm vẫn giơ cái mặt ra và xem như không có chuyện gì cả.

    Động lực nào đã dẫn tên Trần Thiện Khiêm đi vào con đường lang sói cũng như bất nhân như vậy?

    Một đất nước phải khốn nạn lắm mới có loại quân phiệt nầy.

    Trả lờiXóa