Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM: Đây là sự đúc kết của 45 năm tranh luận về

Tinh thần Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Kim Chỉ nam của chính thể Việt Nam Cộng Hòa

Nhận định: “TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM được thể hiện qua những dữ kiện lịch sử mà cá nhân TT Ngô Đình Diệm đã chấp nhận mọi cam go cho chính bản thân mình trong bối cảnh lịch sử vào những thời điểm và giai đọan vô cùng đen tối. Cho đến hơi thở cuối cùng, Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn giữ cái nghĩa khí trung liệt uy nghi trước mọi áp lực, và cái tiết tháo bảo vệ danh dự dân tộc của ông đã chứng minh bằng cái chết vô cùng thảm khốc, thân xác bị tra tấn tím bầm cùng nhiều nhát dao và súng bắn:
Tổng Thống Ngô Đình Diệm coi Chính Nghĩa Quốc Gia, Chính Nghĩa Dân Tộc là điều kiện tiên quyết để chiến thắng.”

Tóm lược tòan bộ các tài liệu về Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, nhà nghiên cứu sử liệu Minh Võ đã viết như sau:

Tổng Thống Diệm coi chính nghĩa quốc gia, chính nghĩa dân tộc là điều kiện tiên quyết để chiến thắng.

.... Vào thời chính quyền Kennedy một số người Mỹ đã muốn tốc chiến tốc thắng Việt Cộng. Họ muốn đưa quân tác chiến vào Việt Nam và bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cương quyết bác bỏ. Không phải ông không biết nước nhà còn yếu cần sự viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ cả về mặt quân sự. Nhưng ông thấy lúc ấy miền Nam VN chưa cần tới quân viện ồ ạt của Hoa Kỳ, mà chỉ cần một số cố vấn và huấn luyện viên, và vào hai năm cuối, cần sự yểm trợ của một số trực thăng. Còn việc chấp nhận cho quân tác chiến của Mỹ tham gia các trận đánh, thì ông đã nói với những đại diện của Hoa Kỳ như đại sứ Nolting và tướng Taylor: nếu đến một lúc nào đó, chiến trận gay go, cần tới quân tác chiến của Hoa Kỳ, thì ông sẽ sẵn sàng ký một hiệp ước song phương, cho cuộc viện trợ này có danh chính ngôn thuận để ông có thể trả lời với quốc dân VN. Và hiệp ước đó cũng sẽ chỉ cho quân Mỹ đóng ở dọc biên giới (vĩ tuyến 17) mà thôi. Đại sứ Frederick Nolting, người đã thương lượng với Tổng thống về việc đem quân tác chiến vào để đẩy mạnh cuộc chiến sớm thành công đã phải công nhận lập trường của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là hữu lý, mặc dù ông cũng than phiền là TT Ngô Đình Diệm là người rất khó thương thuyết (về vấn đề này).

Sở dĩ Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết liệt như thế vì Chủ quyền Quốc Gia là một vấn đề nguyên tắc bất di bất dịch. Ngoài ra còn về mặt chiến lược nữa. Ông biết rõ lúc ấy Hồ Chí Minh là người vô cùng xảo quyệt đang được dư luận thế giới và số đông trí thức trong nước cũng như nhân dân ủng hộ. Vì họ được CS thế giới tuyên truyền rằng ông Hồ mới thực sự là người yêu nước, còn TT Ngô Đình Diệm “chỉ là tay sai hay bù nhìn của Mỹ”. Nếu để cho dân chúng và thế giới thấy quân đội Hoa Kỳ chủ động trong cuộc chiến, thì quân đội VNCH dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống là Tổng Tư Lệnh theo Hiến Pháp sẽ trở thành lính đánh thuê. Nghĩa là mất hẳn chính nghĩa dân tộc.

Chính sự quyết tâm không nhượng bộ trong những vấn đề nguyên tắc và chiến lược đó, đã làm phật ý một số nhà lãnh đạo Mỹ, khiến họ tìm mọi cách, dàn dựng nên hay phóng đại những lỗi lầm của ông hầu lấy cớ triệt hạ ông.

......... đối với Tổng Thống Diệm hai vấn đề nguyên tắc và chiến lược tối cao là quan trọng hơn cả. Thà phải hy sinh tính mệnh, chứ không thể vì sự sống của mình mà hy sinh chủ quyền quốc gia. Còn chết là chuyện ai cũng phải có lúc chết. Anh hùng có ai sợ chết ?

Thực tế lịch sử những năm sau đó đã chứng minh, dù Mỹ đem đại quân vào, và dùng đủ mọi thứ vũ khí tối tân vẫn không thắng được VC. Nguyên nhân chính mà ngày nay ai hiểu về chính trị và nhất là về hình thức chiến tranh ý thức hệ của CS đều phải công nhận. Đó là, sở dĩ Mỹ thua và phải rút quân, để cho miền Nam rơi vào tay CS, để rồi bị nhiều người dân miền Nam oán trách cho đến bây giờ, chính vì họ đã tự ý đem quân tác chiến vào, Mỹ hóa cuộc chiến, khiến cuộc chiến chống cộng (có chính nghĩa) trở thành cuộc chiến chống Việt Nam (phi nghĩa), chẳng khác gì chiến tranh xâm lược như VC thường rêu rao.

.... Tất cả những gì xảy ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ rồi bị giết một cách man dại, hèn nhát đã cho thấy những người chống đối ông, đòi ông chia xẻ quyền hành một cách quá đáng đều đã có cơ hội thử thời vận, nhưng tất cả đều thất bại. Ngay chính phủ họ Phan cũng chỉ tồn tại được hơn ba tháng. Điều này đã làm cớ cho người ta suy luận rằng, người Mỹ chỉ cố đem được con bài của mình lên để thực hiện ý định đổ quân tác chiến ồ ạt vào VN. Sau khi đã làm xong bổn phận của mình, chính phủ đó liền bị thay thế.

.... Dù chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm có lỗi lầm gì đi chăng nữa (mà chính quyền nào lại không có lỗi lầm ? Hãy nghe hai phe đối đầu trong các cuộc tranh cử tại Mỹ là một nước dân chủ hàng đầu trên thế giới chỉ trích lẫn nhau thì thấy rõ điều đó), thì chúng ta cũng phải công nhận rằng chính quyền đó đã tìm mọi cách để nêu cao Chính Nghĩa Dân Tộc chống cộng sản. Hầu hết thảy các chuyên viên chống cộng trên thế giới đều được Đệ Nhất Cộng Hòa tiếp xúc và/hoặc mời tới Sài Gòn để tham khảo, thuyết trình, giới thiệu các phương cách chống cộng hữu hiệu nhất của họ. Nào phái đoàn NTS của tổ chức chống cộng Nga, phái đoàn Vương Thăng của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, phái đoàn Sir Thompson của Anh, phái đoàn của nữ sĩ Suzane Labin, tướng Vanuxem... của Pháp và hàng tá chuyên viên chống cộng sản Huc của Phi. Lúc ấy những lãnh tụ chống cộng hàng đầu trên thế giới như Raymon Magsaysay của Phi, Lý Thừa Vãn của Đại Hàn, Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc đều trở thành bạn thân và chí hữu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm...


Nhà nghiên cứu và bình luận Trần Quốc Kháng viết:

Theo lời mời của vua Bảo Đại, ngày 7.7.1954, ông Diệm về nước chấp chánh với chức vụ Thủ Tướng chính phủ. Ông phải đương dầu với trình trạng vô cùng hỗn loạn tại miền Nam: “Pháp và tay sai phá hoại. Phiến loạn Bình Xuyên và các lực lượng giáo phái lộng hành. Chúng cấu kết với nhau, cố ý gây rối loạn để ông Ngô Đình Diệm phải “cuốn gói” đi khỏi miền Nam”.

Nhưng không! Mặc dù “tứ bề thọ địch”, chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm nhiều người ngỡ ngàng trước những thành công lẫy lừng trong mấy năm liên tiếp:

- Dẹp tan tệ trạng “thập nhị sứ quân” vô cùng rối loạn ở miền Nam, để thống nhất Chủ Quyền Quốc Gia.

- Cứu giúp và định cư cho một triệu đồng bào miền Bắc, di cư vào Nam tỵ nạn Việt Cộng.

- Giành lại TOÀN VẸN chủ quyền quốc gia khi tuyên bố, rút ra khỏi “Liên Hiệp Pháp”. Nền Cộng Hòa - thể chế Dân Chủ Tự Do đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - đã đến với dân tộc chúng ta ngày 26-10-1955. Từ đó, Quốc Gia VN trở thành Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.

- Cải tổ toàn diện Quân Đội Quốc Gia, để trở thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

- Cải tổ chương trìnnh giáo dục, từ tiểu học đến Đại học.

- Nhiều trường học được xây cất. Điểm hình là trường trung Học Chu Văn An, trường trung học Nguyễn Trãi, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Viện Đại Học Huế... và Viện Đại Học Cần Thơ.

- Đem lại đời sống tươi thắm cho dân chúng miền Nam qua các chương trình kiến thiết quốc gia và phát triển kinh tế.

Khắp nơi trên thế giới, tất cả các chính khách đều nhìn nhận, TT Ngô Đình Diệm là chính trị gia xuất sắc nhất trong vùng Đông Nam Á. Vì hiểu rõ khả năng lãnh đạo và đức độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, phía Bạn cũng như phía Thù; phía Tư Bản Tây Phương cũng như phía Cộng Sản, đều tỏ lòng kính nể.

Trước nhất là phía Cộng Sản. Sau khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch mặt trận côn đồ - mệnh danh là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” - đã hả hê tuyên bố:

“Hoa Kỳ đã làm một chuyện mà chúng tôi không thể nào làm nổi trong sốt 9 năm vừa qua. Chúng tôi không ngờ là vớ được món quà từ trên thiên đàng rơi xuống”.

Năm 1995, khi phái đoàn Mc Namara đến Hà Nôi, Võ Nguyên Giáp đã phải nhìn nhận TT Ngô Đình Diệm là người đức độ và có tầm nhìn xa hiểu rộng:

“Ông Diệm là người Quốc Gia chân chính, không bao giờ cho phép Hoa Kỳ chiếm quyền điều khiển chiến tranh VN - vì việc này dẫn đến thất bại thảm khốc cho chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ và các nước đồng minh”.

Về phía Hoa Kỳ, như đã trích dẫn ở phần trên, TT Nixon đã nêu lên nhận xét:
“Chúng ta đã không tiên liệu được những hậu quả tai hại xẩy ra, sau khi RA LỊNH đảo chánh vị tổng thống ĐÁNG KÍNH và CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG Ngô Đình Diệm”.

Ngay cả TT Kenndy, cũng phải công nhận TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu là hai người đã hết lòng với đất nước. Chứng cớ là tối hôm 2.11.1963, tại nhà nghỉ mát ở Rattlesnake Mountain, khi bà Mary Gimbel buộc tội hai ông Diệm Nhu là “bạo chúa” thì TT Kennedy bảo rằng:

“Không phải thế đâu, hai Ông ấy gặp hoàn cảnh khó khăn. Họ đã làm những điều tốt đẹp nhất cho xứ sở của họ”.

.... Nhìn lại sai lầm của Hoa Kỳ trong chiến tranh VN thì quả nhiên, lời tuyên bố của TT Ngô Đình Diệm rất đúng:

“Nước Mỹ giàu mạnh và có nhiều điểm tốt. Nhưng sức mạnh đó KHÔNG CÓ NGHĨA là CÓ QUYỀN ra chỉ thị cho VN. Việt Nam hiện đang chống lại một cuộc chiến mà Hoa Kỳ chưa bao giờ có kinh nghiệm. Vậy thì đừng có ý kiến”.

Trong cuốn “Bên Dòng Lịch Sử VN”, Linh Mục Cao Văn Luận đã nghi lời tâm sự của TT Diệm khi hai người gặp nhau tại dinh Gia Long năm 1963:

“Tôi muốn võ trang đầy đủ cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh Niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đi, Mỹ từ chối không cung cấp vũ khí và phương tiện. Mỹ chỉ muốn đưa quân sang VN mà thôi”.

Về phía Hoa Kỳ thì vào ngày 22.11.98, lần đầu tiên thư viện John F Kennedy đã cho phổ biến những cuốn băng ghi âm về cuộc nói chuyện của TT Kennedy -- có liên hệ đến biến cố 1.11.1963. Tài liệu cho thấy, sau khi TT Diệm và ông Nhu bị nhóm “Tướng Tá Phản Loạn” sát hại dã man thì vào ngày 4.11.63, ông Kennedy đã tỏ ra hối hận và nhìn nhận rằng:

“Chính Phủ Hoa Kỳ chịu tránh nhiệm nặng nề về cuộc đảo chánh này vì đã khởi đầu bằng một công điện gởi đi vào đầu tháng 8.1963, “Đề Nghị” một cuộc đảo chánh”.

Khoảng 3 tuần lễ trước khi bị ám sát, Tổng Thống Kennedy nói tiếp trong cuối băng:

“Theo sự nhận xét của tôi thì công điện trên đã không được soạn thảo kỹ càng và đáng lẽ cũng không nên gởi đi vào ngày cuối tuần. Tôi cũng không nên chấp thuận điều này trước khi lắng nghe lý lẽ của phía phản đối cuộc đảo chánh”.

Hối ấy, phía phản đối đảo chánh, dẫn đầu là phó TT Johnson; tham mưu trưởng Liên Quân là tướng Maxwell Taylor; bộ trưởng Tư Pháp R. Kenndy... và bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara. Còn phía khởi xuớng đảo chánh gồm có thứ trưởng đặc trách Chính Trị Averell Hariman... và đại sứ Cabot Lodge.

Chúng tôi thiết tưởng, chừng ấy chứng cớ cũng đủ làm tê liệt những luận điệu xảo trá - trong mưu đồ xuyên tạc lịch sử của Cộng Sản Việt Nam và tay sai - nhằm bôi bác những người Quốc Gia Chân Chính mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm là mục tiêu chính yếu: Người có công rất lớn đối với đất nước Việt Nam. Vì chủ quyền Quốc Gia mà Ông bị sát hại năm 1963.

Khẳng định rằng, ngày 1.11.1963 là ngày Phản Loạn. Đây cũng là ngày đầu, bước chân vào thời kỳ “núi xương sông máu” trong cuộc chiến do đảng Cộng Sản Việt Nam chủ xướng.

San Jose 26-10.1998

Trần Quốc Kháng - Trả lại sự thật cho lịch sử”.

Còn nhiều chứng liệu lịch sử vinh danh công đức của vị Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.

Căn bản của mọi chính thể là bản Hiến Pháp năm 1956. Chính văn bản nầy là nền tảng của một chế độ quang minh do tinh thần ái quốc chân chính tạo nên!

Bùi Như Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét