Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

NGÔ TỔNG THỐNG DƯỚI ĐÈN ĐỌC SÁCH (Kỳ 2) Thu phục Dũng Tướng Trịnh Minh Thế:



Thu phục Dũng Tướng Trịnh Minh Thế:

Trình Minh Thế (1922 – 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa quốc gia và là một Tướng lãnh quân sự tài ba trong thời gian cuối của cuộc kháng chiến tranh chống thực dân pháp, đầu cuộc chiến tranh Quốc-Cộng Việt Nam.

Gia thế

Trịnh Minh Thế sinh ở tỉnh Tây Ninh trong một gia đình theo đạo Cao Đài. Theo Phòng Nhì Pháp thì cha ông tên là Trình Trung Vinh, tuy nhiên nguồn khác lại cho biết cha ông là Trịnh Thành Quới một giáo chức Cao Đài, đồng thời là một thương gia phát đạt.

Gia đình họ Trịnh chuyển từ Bình Định vào miền Nam từ đầu thế kỷ 19 và đổi họ từ Trịnh sang Trình, theo gia đình ông là để tránh sự trả đũa của nhà Nguyễn với những người theo Tây Sơn (Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ).

Do sinh trưởng trong một gia đình có thế lực, Trịnh Minh Thế được hưởng sự giáo dục tốt hơn rất nhiều người Việt Nam đương thời nói chung. Ông tốt nghiệp tiểu học (Certificate of Primary Education),

Hoạt động :Thời kỳ 1940-1954

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật tiến vào Đông Dương. Phản ứng trước tình hình phong trào chống Pháp càng ngày càng gia tăng, toàn quyền Đông Dương là Đô đốc Decoux hành động quyết liệt. Ông ta cho đóng cửa một số nơi thờ tự của Cao Đài, rồi tới ngày 26 tháng 8 năm 1940 cho đóng cửa Tòa thánh Tây Ninh. Tới ngày 27 tháng 7 năm 1941, nhiều lãnh đạo của Cao Đài, kể cả Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị bắt giữ.

Để giành được sự ủng hộ của các tổ chức Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, Nhật tiến hành bắt liên lạc và hỗ trợ cho họ, trong đó có Cao Đài. Tới tháng 2 năm 1943, Nhật giúp vị Phối Sư Cao Đài là Trần Quang Vinh mở lại thánh thất Cao Đài tại Sài Gòn. Để đáp lại, Cao Đài hợp tác tích cực với Nhật, Phối Sư Trần Quang Vinh kêu gọi giáo dân Cao Đài xung phong đăng lính cho quân Nhật, 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho Nhật, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian. Số người này sau giờ làm việc được huấn luyện quân sự.

Nhờ vậy mà Trịnh Minh Thế được huấn luyện quân sự trong trường sỹ quan của Hiến binh Nhật (Kempetai), khi Nhật bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang Cao Đài. Tới năm 1945, ông trở thành một sỹ quan của lực lượng quân sự Cao Đài.

Được sự bảo trợ của Nhật, Phối Sư Trần Quang Vinh tổ chức lực lượng vũ trang gồm 3.000 người, tiếng là theo chỉ thị của Hoàng thân Cường Để. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng Cao Đài mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp. Thủ lĩnh quân sự của Cao Đài là Trần Văn Thành tuyên bố Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang Cao Đài liên minh với Nhật Bản để chống Pháp. Thời kỳ này Trịnh Minh Thế đã gia nhập lực lượng vũ trang Cao Đài..

Ông thành lập đội quân xung kích Hắc Y, mặc quần áo bà ba đen, sau trở thành đồng phục cho tất cả dân quân Liên Minh. Đầu năm 1949, Trịnh Minh Thế đưa lực lượng của mình từ các tỉnh miền Đông về Tây Ninh để ủng hộ Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, rồi sau đó được phong Thiếu tá.

Lực lượng của Trịnh Minh Thế có quân số trên 3 ngàn người, bảo vệ cho Tòa Thánh Tây Ninh tránh được các cuộc tấn công của lực lượng Việt Minh.

Tháng 6 năm 1951, Trịnh Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ giáo phẩm Cao Đài với chừng 2.000 người của mình và thành lập lực lượng riêng, lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cả Việt Minh và Pháp. Cha và anh của ông cũng thành lập lực lượng vũ trang trong Liên Minh, về sau hai người bị giết khi đụng độ với lực lượng Việt Minh.

Lực lượng Liên quân của Trình Minh Thế được cho là đã thực hiện một loạt các vụ Ám sát tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953, chiến công lẫy lừng ám sát Thiếu tướng Chanson tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp Nam bộ Việt Nam tại Sa Đéc năm 1951.

Tháng 8 năm 1953, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của Trình Minh Thế, sử dụng một tiểu đoàn sơn cước Nùng tinh nhuệ. Quân Liên Minh phải tránh vào các hang động ở núi Bà Đen. Về sau Trình Minh Thế phải dời sở chỉ huy về núi Heo. Tới năm 1954, Liên Minh đã mở rộng địa bàn hoạt động về phía tây-nam, tới tận sông Cửu Long. Lực lượng của họ được chia làm nhiều tiểu đoàn, quân số có lẽ vào khoảng 4.500 người.


Thời kỳ 1954-1955. âm mưu lật đổ của tướng Nguyễn Văn Hinh.

Tháng 9 năm 1954, Đại tá Lansdale (Phái bộ Mỹ) và Cố vấn Ngô Đình Nhu phát giác ra tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc gia, đang tiến hành âm mưu lật đổ TT Diệm. Cùng lúc, quân Pháp phong tỏa các lực lượng Cao Đài định tiến vào Sài Gòn giải nguy cho Ngô Đình Diệm. Lực lượng Liên Minh của Tướng Thế đã tiến vào Sài Gòn, đáp lại lời kêu gọi ủng hộ TT Diệm.

Cuộc đảo chính bị thất bại một phần các sỹ quan cấp dưới của tướng Hinh lấy lí do đi nghỉ mát, (vì ủng hộ Thủ tướng Diệm) thiếu những thuộc hạ cốt cán này, cuộc đảo chính không thể tiến hành được. Lí do Quan trọng 3.500 quân Hắc y của Tướng Thế đã có mặt tại Sài gòn để bảo vệ TT.

Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của Trình Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Nam Việt Nam, còn Trình Minh Thế được Thủ tướng Diệm gắn lon Thiếu tướng, (TT Diệm chỉ có 2 Thiếu tướng: Lê văn Ty, Trịnh Minh Thế) quân Liên Minh Hắc y diễu hành vào Sài Gòn. Tân Thiếu tướng Trình Minh Thế điều động 15.000 quân Cao Đài về Tòa Thánh Tây Ninh như lực lượng dự bị, còn mình dẫn phần lớn lực lượng của mình gồm 3.500 người về gia nhập quân đội quốc gia như thỏa thuận với TT Ngô Đình Diệm.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5 năm 1955, tình hình tại Sài Gòn trở nên rất căng thẳng. Mâu thuẫn gay gắt về cả quyền lực chính trị lẫn kinh tế khiến đụng độ vũ trang giữa phe chính phủ và liên minh lực lượng vũ trang giáo phái cùng Bình Xuyên là khó tránh khỏi. Thủ tướng Diệm kiên quyết tiêu diệt lực lượng vũ trang đối lập, còn lực lượng giáo phái nhờ vào sự hậu thuẫn của Pháp cũng quyết không chịu nhượng bộ.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa vào Sài Gòn các đơn vị trung thành gồm 3 tiểu đoàn Nùng, rồi 2 tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí. Các đơn vị này cộng vào số binh sĩ của tướng Trình Minh Thế (Cao Đài), đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo) làm cho cán quân lực lượng nghiêng về phía quân chính phủ, so độ 4.000-5.000 quân Bình Xuyên tại vùng Sài Gòn-Chợ Lớn.

Ngày 8 tháng 3 năm 1955, 7 tiểu đoàn quân Chính phủ bắt đầu hành quân tiêu diệt lực lượng đối lập là đảng Đại Việt tại Quảng Trị (Trung tá Nguyễn Bôn tự xưng Đại tá lập chiến khu Ba Lòng gần Khe Sanh), và tới ngày 25 tháng 3, quân dù mở cuộc tấn công vào phe đối lập tại Sài Gòn, nhưng Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely cùng tướng Lawton Collins (Mỹ) gây sức ép buộc quân chính phủ phải ngưng chiến. Tuy nhiên, thế lực của quân chính phủ được củng cố lên nhiều khi ngày 29 tháng 3, tướng Nguyễn Thanh Phương, tư lệnh các lực lượng Cao Đài tuyên bố ủng hộ chính phủ. Tình hình căng thẳng giữa hai bên kéo dài, các thỏa hiệp do Pháp và Mỹ làm trung gian đưa ra đều bị hai bên bác bỏ, tới ngày 26 tháng 4, xung đột quân sự bùng nổ trở lại. Quân đội chính phủ nhanh chóng đánh tan sức kháng cự của quân Bình Xuyên, tới cuối tháng 4, quân Bình Xuyên hoàn toàn bị đánh bại, bị đẩy khỏi thành phố, bị quân chính phủ truy kích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này suốt một thời gian không được làm sảng tỏ được, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm, lúc này các Giang thuyền Pháp tuần tiểu trên Sông Sài gòn, lấy lí do bảo vệ kiều bào Pháp), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Đệ nhất Cộng Hoà.

Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông…. Khi nghe tin Tướng Thế tử trận, TT Diệm bật khóc, TT truy thăng Trung tuớng, tang lễ cữ hành nghi thức trọng thể: Tướng Lãnh Vị quốc vong thân. Ông được chôn cất tại núi Bà đen, gần toà thánh Tây ninh, nơi những năm tháng ông kháng chiến chống Pháp và Cộng sản .

Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn đến cầu Tân Thuận cho tới năm 1975.

Dù Tình báo Pháp đã thú nhận sau này (1977) chính họ đã bắn tỉa từ một giang thuyền trên Sông Sài gòn dưới cầu Tân thuận, do nhận được tin từ một sĩ quan VN tại Bộ Tồng tham Mưu (sĩ quan này ủng hộ Tướng Hinh; Tướng Viễn, Bình Xuyên, vốn sĩ quan tình báo của Pháp trước đây).

Học giả Nguyễn Hiến Lê trước 1975 cho rằng TT Diệm giết, nhưng thực tế Nguyễn Hiến Lê không đưa bằng chứng thuyết phục. Sau 1975 ông vỡ mộng Chủ Nghĩa Cộng Sản, ông yêu thích tôn sùng. Trong Hồi ký Cuối đời 1980 ông thú nhận trước 1975, ông từng yêu thích lý tưởng CS. Điều này cho thấy những sách viết về chính trị của ông trước 1975 không được khách quan cho lắm. Không phủ nhận những tác phẩm khác là có giá trị: Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi.

Còn tiếp

Nguồn: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét